Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Gà lôi beli
Tên Latin: Lophura nycthemera beli
Họ: Trĩ Phasianidae
Bộ: Gà Galliformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Karen Phillipps  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

gà lôi beli

Lophura nycthemera beli Oustalet, 1898

Họ: Trĩ Phasianidae

Bộ: Gà Galliformes

Mô tả:

Chim đực trưởng thành của 5 phân loài gà lôi trắng (L. Nycthemera Lin) có đặc điểm sai khác hính là càng vào phía Nam nước ta lông đuôi cành ngắn dần, màu trắng của Bộ lông giảm và màu đen của bộ lông tăng lên. Có thể so sánh chiều dài lông đuôi của các phân loài như sau (thứ tự từ Bắc vào Nam):

L. n. nycthemera: dài đuôi: chim đực: 550 - 700mm, chim cái: 240 - 320mm

L. n. beaulieui: dài đuôi: chim đực: 458 - 365mm

L. n. berli         : dài đuôi: chim đực: 380mm

L. n. beli          : dài đuôi: chim đực: 350 - 450mm, chim cái: 200 - 220mm

L. n. annamensis: dài đuôi: chim đực: 310 - 355mm, chim cái: 215 - 255mm.

Gà lôi beli giống như gà lôi berli, nhưng đuôi trắng hơn. Mắt, mỏ và chân có màu tương tự gà lôi beli: mặt nâu, mỏ nâu xám xanh, da trần quanh mặt đỏ, chân đỏ.

Sinh học:

Chưa có số liệu. Có thể các phân loài trên có chung đối tượng thức ăn và đặc tính sinh sản tương tự nhau.

Nơi sống và sinh thái:

Nơi ở thích hợp là trong rừng thường xanh ở dạng nguyên sinh và thứ sinh có độ cao từ 500m trở lên. Đã gặp chúng ở độ cao từ 500 - 1000m và trên các đỉnh núi cao từ 1200 - 1800m. Kiếm ăn trên mặt đất và ban đên ngủ trên cây. Gặp chim đực khoe mẽ vào đầu tháng 2.

Phân bố:

Việt Nam: Phân loài này chỉ có ở vùng Trung bộ từ nam Quảng Trị đến Quảng Ngãi.

Thế giới: Không có.

Giá trị: Dạng đặc sản hiếm ở nước ta. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.

Tình trạng:

Tiếp tục nghiên cứu về hiện trạng của chúng, tập tính và sinh học để bảo vệ và tìm cách gia tăng số lượng cá thể của vườn quốc gia Bạch Mã.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Gà lôi beli

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này