Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Hạc cổ đen
Tên Latin: Ephippiorhynchus asiaticus
Họ: Hạc Ciconiidae
Bộ: Hạc Ciconiiformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Craig Robson  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    HẠC CỔ ĐEN

HẠC CỔ ĐEN

Ephippiorhynchus asiaticus (Latham, 1790)

Mysteria asiatica Latham, 1790

Họ: Hạc Ciconiidae

Bộ: Hạc Ciconiiformes

Đặc điểm nhận dạng:

Là loài chim nước có kích thước lớn. Đầu, cổ, bao cánh lớn, nhỡ và bao trên đuôi đen. Mỏ dài và đen, chân rất cao có màu đỏ. Phần còn lại của cơ thể màu trắng, khi bay nhìn từ phía dưới lên màu trắng, trừ dải đen ở giữa cánh.

Sinh học, sinh thái:

Vùng cư trú thích hợp là các đầm lầy nước ngọt nội địa, sông, hồ và rừng ngập mặn, nói chung Hạc cổ đen cư trú trong các vùng địa hình thấp, có thể lên tới độ cao 1.200m. Mùa sinh sản từ tháng 10 - 3 năm sau. Tổ lớn, làm trên cây cao, cách mặt đất từ 6 - 25m, hoặc ở ngách đá, đẻ 3 - 5 trứng, màu trắng, kích thước 72,1 x 53,4mm (79).

Phân bố:

Trong nước: Trung Bộ và Nam Bộ: Đã gặp ở Quảng Trị, Gia Lai, Đồng Nai, Bạc Liêu và Đồng Tháp. Ngày 7/3/2003 lần đầu tiên sau nhiều năm đã tìm thấy lại ở Vườn quốc gia Yok Don, tỉnh Đắc Lăk (PARC YOKDON, 8/2003).

Thế giới: Ấn Độ, Ôxtrâylia, Papua Niu Ghi ni, Malaixia, Inđônêxia, Mianma, Thái Lan, Cămpuchia, Lào.

Giá trị:

Loài chim nước có hình dáng và màu sắc đẹp, có giá trị khoa học du lịch.

Tình trạng:

Loài chim nước lớn, dễ bị săn bắt, số lượng suy giảm, từ sau năm 1994 -95 đến nay chưa tìm thấy lại ở nước ta. Nguyên nhân đe doạ có thể là do tình trạng suy thoái và tác động mạnh của con người đối với các vùng đất ngập nước, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại nhiều nước khác như Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào và Cămpuchia, trước đây phổ biến ở nhiều khu vực khác nhau, hiện nay rất hiếm. Quần thể thế giới còn lại lớn nhất hiện nay ở Ôxtrâylia, nhưng không quá 10.000 cá thể.

Phân hạng: DD.

Biện pháp bảo vệ:

Tình trạng hiện nay trên thế giới, Hạc cổ đen được xếp ở mức gần bị đe doạ LRnt . Ở Việt Nam, khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã có một số khu bảo tồn thiên nhiên, là những nơi có sinh cảnh phù hợp với Hạc cổ đen. Không kể các khu rừng ngập mặn nằm dọc bờ biển Nam Bộ, trong đất liền cũng đã có các khu bảo tồn như Vườn quốc gia Cát Tiên ở Đồng Nai là nơi có nhiều hồ, đầm lầy nước ngọt lớn, vườn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh Đồng Tháp và khu Láng Sen ở (Long An), khu Lò Gò-Sa Mát ở Tây Ninh. Riêng Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ca ở Đắk Lắk có diện tích trên 33.000ha, có nhiều hồ, lớn nhất là hồ Ea R'Bine, nằm giữa vùng rừng trên núi cao, là nơi bắt nguồn của nhiều suối chảy về sông K'rông Nô, một trong 2 nhánh lớn của sông Srêpok, sinh cảnh rừng và hồ chứa nước tự nhiên ở đây rất phù hợp cho việc cư trú của nhiều loài chim nước. Cần điều tra thêm và tăng cường biện pháp bảo vệ Hạc cổ đen ở Vườn quốc gia Yok Don.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Hạc cổ đen

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này