Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Mang trường sơn
Tên Latin: Muntiacus truongsonensis
Họ: Hươu nai Cervidae
Bộ: Ngón chẵn Artiodactyla 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: W. Robichaud  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    MANG TRƯỜNG SƠN

MANG TRƯỜNG SƠN

Muntiacus truongsonensis Giao et all, 1998

Họ: Hươu nai Cervidae

Bộ: Ngón chẵn Artiodactyla

Đặc điểm nhận dạng:

Thân hình giống hoẵng, nhưng nhỏ hơn hoẵng và gần như nhỏ nhất trong họ Hươu nai Cervidae, trọng lượng từ 14 - 20kg. Toàn thân phủ lớp lông mịn mầu vàng nâu hoặc vàng rỉ sắt. Bốn chân mảnh khảnh. Đuôi mập. Con đực có sừng ngắn không phân nhánh. Sọ hình dạng giống như sọ hoẵng, nhưng kích thước nhỏ hơn. Hố mắt và hố tuyến lệ tròn hơn. Cả đực và cái đều có răng nanh dài thò ra khỏi miệng.

Sinh học, sinh thái:

Thức ăn là cỏ, quả lá cây rừng. Sinh sản còn chưa được nghiên cứu. Sống trong rừng già ( nơi có số mẫu sọ được nghiên cứu nhiều là Bản A Ré, Ta Lư, Hiên, Quảng Nam chủ yếu là rừng già có tập đoàn cây ưu thế là: Lim xẹt, Kiền kiền, Chò, Trám, Nhội...). Nơi rừng thưa, ven nương rẫy, savan cỏ cây bụi không gặp chúng.

Phân bố:

Trong nước: Quảng Nam (Hiên, Giăng, Phước Sơn).

Thế giới: Chưa rõ.

Giá trị:

Loài thú mới cho khoa học có ý nghĩa bảo tồn nguồn gen. Có giá trị nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái.

Tình trạng:

Khu vực phân bố không rộng, sinh cảnh sống hạn chế trong các cánh rừng già, chúng dễ dàng bị săn bắn, bẫy bắt thường xuyên. Cần tiếp tục nghiên cứu để có đây đủ hơn dẫn liệu về số lượng và phân bố.

Phân hạng: DD.

Biên pháp bảo vê: Cấm săn bắn, bẫy bắt. Cấm khai thác rừng và xâm lấn các khu rừng già còn lại ở vùng tây Quảng Nam, nhanh chóng xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên ở vùng này.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Mang trường sơn

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này