Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Nai cà tông
Tên Latin: Cervus eldi
Họ: Hươu nai Cervidae
Bộ: Ngón chẵn Artiodactyla 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NAI CÀ TÔNG

NAI CÀ TÔNG

Cervus eldi M Clelland, 1842

Panolia acuticauda Gray, 1843

Rucevus thamin Thomas, 1918.

Họ: Hươu nai Cervidae

Bộ: Ngón chẵn Artiodactyla

Đặc điểm nhận dạng:

Nai cà tông có hình dáng giống Nai, nhưng nhỏ hơn. Đầu và mặt thuôn dài, tai to tròn. Con đực có cặp sừng 4 - 5 nhánh, nhánh 1 hướng về phía trước tạo với thân sừng hình vòng cung ngay trên đỉnh đầu, các nhánh khác ở ngọn sừng xoè ra giống như bàn tay 3 - 4 ngón. Bộ lông mềm, lưng mầu hung đỏ hoặc vàng hung có hai hàng chấm mầu vàng nhạt chạy dọc lưng. Con đực lông ở cổ thưa, ở gáy dầy, dài rủ xuống hai bên cổ. Ngực, bụng, háng mầu trắng. Phía trong chân sau có vệt trắng nhạt chạy dài xuống dưới. Đuôi rất ngắn. Con non có các đốm trắng như sao ở mông.

Sinh học, sinh thái:

Thức ăn chủ yếu là cỏ, lá cây ...Thời kỳ sinh sản vào tháng 10, 11. Động dục ghép đôi vào tháng 3 - 4, thời gian có chửa khoảng 8 tháng. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa 1 con. Sinh sống trong rừng thưa, rừng thứ sinh, rừng khộp có địa hình tương đối bằng ở độ cao 500 - 600m so với mặt biển. Chúng sống thành từng đàn nhỏ 5 - 10 con hoặc nhiều hơn. Hoạt động kiếm ăn ban đêm, nơi thoáng mát ven rừng cho đến sáng sớm, khi mặt trời mọc chúng tìm nơi trú ấn nghỉ ngơi trong các thung lũng rậm rạp.

Phân bố:

Trong nước: Kontum, Đắk Lắk , Lâm Đồng.

Thế giới: Đông bắc Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Cămpuchia, Thái Lan.

Giá trị:

Thú quý hiếm, loài có giá trị trong hệ sinh thái và giá trị nghiên cứu khoa học cũng như nuôi cảnh ở công viên, vườn thú..

Tình trạng:

Ở nước ta, phân bố hạn chế ở một số vùng rừng, số lượng rất ít và đang bị giảm dần do săn bắn và bẫy bắt, khai thác rừng, phá rừng làm nương rẫy đã và đang làm mất vùng sinh sống của chúng. Trên thế giới số lượng Nai cà tông cũng không nhiều..

Phân hạng: EN A1c,d B a,b,c C1 + 2a.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ Thế giới (1996, 2000) của IUCN xếp vào bậc VU A2c và danh sách các loài cấm săn bắn bẫy bắt, buôn bán trong Nghị định 18/HĐBT và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Công ước CITES. Cần tăng cường bảo vệ loài này trong các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên, và cấm khai thác rừng ở những nơi có thể còn Nai cà tông. Mặt khác cần đưa một số cá thể về nuôi ở các vườn thú để thuần dưỡng và nhân giống.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Nai cà tông

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này