Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Heo vòi
Tên Latin: Tapirus indicus
Họ: Heo vòi Tapiridae
Bộ: Ngón lẻ Perissodactyla 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Gerald Cubitt  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    HEO VÒI

HEO VÒI

Tapirus indicus Desmarest, 1819

Tapirus sumatranus Gray,1821

Tapirus malayanus Raffles, 1821

Tapirus bicolor Wagner, 1835.

Họ: Heo vòi Tapiridae

Bộ: Móng guốc ngón lẻ Perissodactyla

Đặc điểm nhận dạng:

Hình dáng gần giống heo rừng, nhưng cỡ lớn hơn. Trọng lượng cơ thể 250 - 300kg. Mũi và môi trên kéo dài thành vòi ngắn. Toàn thân phủ lông ngắn dầy có hai mầu rõ rệt. Từ đầu cổ, ngực tới ngang vai lông mầu đen; từ ngang vai tới mông, bụng mầu trắng bạc. Bốn chân mầu đen. Bàn chân trước 4 ngón, bàn chân sau 3 ngón. Heo vòi con khi còn nhỏ toàn thân mầu đen điểm các vết lông trắng, khi trưởng thành Bộ lông chuyển sang hai mầu đen trắng.

Sinh học, sinh thái:

Thức ăn chủ yếu là cỏ, cành lá cây, quả cây rụng, giun đất.... ở Thái Lan, Heo vòi sinh sản vào tháng 4, 5. Con sơ sinh có trọng lượng 6 - 7kg. Heo vòi sinh sống ở những vùng rừng ngập nước, ẩm thấp rậm rạp ven các sình lầy. Sống đơn độc, thích ngâm mình trong bùn nước. Hoạt động kiếm ăn nơi rừng thưa có thảm thực vật đa dạng.

Phân bố:

Trong nước: Trước đây một số tài liệu có nói đến việc săn bắt được Heo vòi ở bắc Trung bộ  và Nam bộ . Nhưng cho đến nay vẫn chưa phát hiện được vùng cư trú. Có thể loài này đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam.

Thế giới: Nam Mianma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Malaixia, Inđônêxia.

Giá trị:

Heo vòi là loài thú hiếm, thú cổ nhất trong bộ Móng guốc ngón lẻ, rất có giá trị nghiên cứu khoa học và giáo dục thiên nhiên..

Tình trạng:

Những năm gần đây nhân dân một số vùng Gia Lai, Kontum (Mo Ray, Ta Pốc, Kon Hà Nừng), Đắk Lắk (Đắk Nông), cho biết có gặp Heo vòi, nhưng những thông tin đó còn chưa được xác định cụ thể. Có thể Heo vòi đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam.

Phân hạng: EX.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam (1992-2000) và Danh lục đỏ IUCN (1996). Cần cấm săn bắn Heo vòi, nếu khi phát hiện lại cần tổ chức khoanh vùng bảo vệ ngay.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Heo vòi

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này