Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cầy giông sọc
Tên Latin: Viverra megaspila
Họ: Cầy Viverridae
Bộ: Ăn thịt Carnivora 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CẦY GIÔNG SỌC

CẦY GIÔNG SỌC

Viverra megaspila Blyth, 1862

Moschothera megaspila Pocook, 1933.

Họ: Cầy Viverridae

Bộ: Thú ăn thịt Carnivora

Đặc điểm nhận dạng:

Kích thước và hình dáng gần giống với Cầy giông thường, trừ các đặc điểm phân biệt sau: ở phần lưng từ ngực đến gốc đuôi và đùi sau có nhiều đốm đen lớn rõ rệt trên nền sáng, đốm đen có thể tách rời hoặc tạo thành dải. Bờm lông đen dài chạy từ cổ dọc sống lưng đến mút đuôi. Vòng đuôi bị cắt bởi bờm lông màu đen ở mặt trên thành hình bán nguyệt, rõ nhất ở vòng mầu trắng. Đuôi có 4 vòng đen, trắng ở nửa phần gốc đuôi; nửa phần mút đuôi mầu đen (không có vòng). Có tuyến xạ cạnh hậu môn.

Sinh học, sinh thái:

Thức ăn của cầy giông sọc tương tự Cầy giông thường gồm chuột, ếch nhái, chim nhỏ, cua, cá, côn trùng, một số quả cây, có thể cả gia cầm, gia súc nhỏ. Vùng sống và hoạt động của Cầy giông sọc tương tự Cầy giông thường: vùng rừng, bìa rừng, cây bụi, nương rẫy; kể cả rừng tràm đước đồng bằng Nam Bộ:. Chúng làm tổ ở hốc cây, bụi rậm; hoạt động kiếm ăn ban đêm. Chưa có tư liệu về sinh sản.

Phân bố:

Trong nước: Nơi thu mẫu: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang. Cầy giông sọc phân bố ở các tỉnh phía Nam.

Thế giới: Mianma, Malaixia, Thái Lan.

Giá trị:

Có giá trị nghiên cứu khoa học và góp phần cân bằng sinh thái.

Tình trạng:

Loài cầy giông sọc vốn rất ít gặp trong thiên nhiên, chúng phong phú và thích nghi hơn ở các sinh cảnh rừng tràm. Vùng phân bố và trữ lượng giảm sút nhiều do săn bắn và mất rừng.

Phân hạng: VU A1c,d C1

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa và Sách đỏ Việt Nam và nhóm IIB Nghị định Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Cần điều tra đánh giá trữ lượng của cầy giông đốm lớn ở hệ sinh thái rừng tràm và có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt hơn các loài thuộc họ Cầy Viverridae.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cầy giông sọc

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này