Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cầy vằn bắc
Tên Latin: Chrotogale owstoni
Họ: Cầy Viverridae
Bộ: Ăn thịt Carnivora 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CẦY VẰN BẮC

CẦY VẰN BẮC

Hemigalus owstoni (Thomas, 1912)

Chrotogale owstoni Thomas, 1912.

Họ: Cầy Viverridae

Bộ: Thú ăn thịt Carnivora

Đặc điểm nhận dạng:

Bộ lông Cầy vằn bắc mầu vàng nhạt hoặc xám bạc. Có 4 - 5 sọc đen lớn vắt ngang lưng xuống 2 bên sườn; 2 sọc đen chạy song song từ đỉnh đầu qua cổ và mở rộng xuống bả vai, đến đùi chân trước; tiếp nối 2 vạch tách biệt xuống đến đùi theo 2 sọc trên. Mặt có 3 sọc đen nhỏ kẹp giữa 2 sọc trắng chạy từ mũi đến đầu. Gốc đuôi có 2 vòng đen trắng, phần còn lại của đuôi (3/4) đồng mầu nâu đen. Đặc điểm nổi bật của Cầy vằn bắc khác với Cầy vằn nam là có nhiều đốm đen ở sườn và đùi (cầy vằn nam không có đốm).

Sinh học, sinh thái:

Thức ăn gồm giun đất, côn trùng, quả cây, chuột, ếch, nhái, chim, trứng chim. Cầy vằn đặc biệt thích ăn giun đất. Trong nuôi nhốt Cầy vằn ăn thịt, giun đất và nhiều loại trái cây. Vùng sống và hoạt động bao gồm nhiều kiểu rừng khác nhau, chủ yếu rừng núi đất, trong các thung lũng có độ ẩm. Cầy chủ yếu hoạt động ở mặt đất, chỉ vài trường hợp gặp Cầy trên cây cao 2m, nhưng leo trèo giỏi. Cầy sống độc thân, hoạt động ban đêm, kiếm ăn ban đêm. Chưa có tài liệu về sinh sản của cầy vằn trong thiên nhiên; trong nuôi nhốt Cầy vằn trưởng thành sinh dục vào 1,5 - 2 năm tuổi; động dục vào tháng 1- 2 ; đẻ con tháng 2 - 4; mỗi lứa 2 - 3 con; thời gian chửa 60- 68 ngày; con sơ sinh trên dưới 400g.

Phân bố:

Trong nước: Nơi thu mẫu: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú THọ:, Hoà Bình, Gia Lai, Lâm Đồng. Cầy vằn có phân bố rộng các tỉnh miền núi trong nước.

Thế giới: Tây Nam Trung Quốc, Lào.

Giá trị:

Loài thú quí, hiếm, có giá trị nghiên cứu khoa học và giúp cân bằng sinh thái tự nhiên. Tuyến xạ có thể sử dụng làm dược liệu hoặc trong công nghệ sản xuất mỹ phẩm.

Tình trạng:

Trước đây khá phổ biến ở các khu rừng miền Bắc và miền Trung. Hiện nay, do săn bắt, buôn bán quá mức và huỷ hoại sinh cảnh trữ lượng bị giảm sút nghiêm trọng. Tình trạng săn bắt và buôn bán cầy vằn bắc vẫn còn khá phổ biến.

Phân hạng: VU A1c,d C1

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và Nhóm IIB Nghị Định Nghị định 32/2006/NĐ-CPViện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã kết hợp với Vườn Thú Hà Nội nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi trong điều kiện nuôi nhốt và đã nuôi được cầy sinh sản (Nguyễn Xuân Đặng, 1984). Vườn Quốc gia Cúc Phương đang có dự án quốc tế tiếp tục nhân nuôi cầy vằn và thu được những kết quả ban đầu tốt. Cần kiểm soát chặt việc săn bắt và buôn bán cầy vằn và tiến hành tiếp tục các dự án nhân nuôi phục hồi.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cầy vằn bắc

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này