Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cầy tai trắng
Tên Latin: Arctogalidia trivirgata
Họ: Cầy Viverridae
Bộ: Ăn thịt Carnivora 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Vũ Long  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CẦY TAI TRẮNG

CẦY TAI TRẮNG

Arctogalidia trivirgata (Gray, 1832)

Paradoxurus leucotus Horsfield, 1851

Họ: Cầy Viverridae

Bộ: Thú ăn thịt Carnivora

Đặc điểm nhận dạng:

Bộ lông Cầy tai trắng có màu hung xám xỉn. Lưng có 3 hoặc 5 sọc nâu đen chạy dọc lưng từ bả vai đến mông. Sống mũi có thể có sọc nhỏ trắng mờ hoặc vàng nhạt. Mõm nhọn. Vành tai lớn mỏng và phủ lông trắng. Thân dài tròn. Đuôi luôn dài hơn thân, mầu nâu đen. Trong lượng  từ  2 - 4 kg, dài thân 540 - 630mm, dài đuôi 300 - 430 mm.

Sinh học, sinh thái:

Thức ăn của Cầy tai trắng giống các loài Cầy vòi, gồm các loại quả chín như Nhội Bischofia trifoliata, Trâm Syzygium cumini, Nụ Garcinia tinctoria...) và một số động vật nhỏ như chim, chuột, côn trùng,… Về vùng sống và hoạt động thì những nơi thu mẫu như ở Tam Đảo, Hoà Bình, Gia Lai đều ở vùng núi cao trên 600m, vùng rừng cây gỗ lớn. ở rừng thưa chân núi thấp chưa gặp cầy tai trắng. Cầy hoạt động ban đêm, leo trèo cây giỏi, thường gặp chúng kiếm ăn nhiều con trên một cây, vì thế ở một số vùng gọi chúng là “ Cầy vòi đàn”. Theo Lekagul et al. (1977) Cầy tai trắng có thể sinh sản quanh năm, mỗi lứa đẻ 2 - 3 con. Cầy con thôi bú sau 2 tháng tuổi.

Phân bố:

Trong nước: đả phát hiên và thu mẫu ở Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hoà Bình (Mai Châu, Tu Lý), Gia Lai (Kon Hà Nừng), Lâm Đồng. Ninh Thuận, Bình Thuận. Cầy tai trắng có phân bố rộng ở các vùng rừng núi cao trong toàn quốc.

Nước ngoài: Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Inđônêxia, Malaixia.

Giá trị:

Loài thú qui, hiếm có giá trị nghiên cứu khoa học và góp phần cân bằng sinh thái tự nhiên.

Tình trạng:

Loài ít, hiếm trong thiên nhiên và bị săn bắt, môi trường sống bị phá hủy do khai thác rừng.

Phân hạng: LR nt

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Cần kiểm soát chặt việc săn bắt và buôn bắn trái phép. Đưa một số cá thể về nuôi tập trung tại vườn thú hay khu bảo tồn thiên nhiên để nhân giống, tái thả vào tự nhiên

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2010 - phần động vật - trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cầy tai trắng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này