Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Tu hú
Tên Latin: Endynamis scolopacea
Họ: Cu cu Cuculidae
Bộ: Cu cu Cuculiformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Đặng Ngọc Sâm Thương  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    TU HÚ

TU HÚ

Endynamis scolopacea Cabanis et Heine (1862 - 1863)

Endynamis chinensis Cabanis et Heine, 1862 - 1863

Họ: Cu cu Cuculidae

Bộ: Cu cu Cuculiformes

Đặc điểm nhận dạng:

Chim đực trưởng thành: Bộ lông hoàn toàn đen có ánh xanh thẫm.

Chim cái: Bộ lông lốm đốm đen nhạt và trắng. Mặt lưng nâu đen nhạt, có ánh xanh và lục và có lốm đốm trắng, đầu màu hơi nhạt hơn và hung hơn, các điểm trắng ở đây dài ra thành các vệt dọc, ở lông cánh và lông đuôi các vệt trắng chuyển thành các vằn ngang không đều. Mặt bụng trắng có vằn đen nhạt.

Chim non: Hoàn toàn đen, nhưng sau kỳ thay lông đầu đã chuyển thành bộ lông gần như chim cái. Chim đực vẫn giữ bộ lông đỏ một thời gian rồi chuyển dần sang bộ lông trưởng thành. Mắt đỏ. Mỏ xanh xám, gốc mỏ đen. Chân xám chì.

Kích thước: Cánh: 190 - 220; đuôi: 181 - 203; giò: 35 - 37; mỏ: 32 - 34mm.

Sinh học sinh thái:

Sống trong các khu rừng thường xanh còn tốt ở các khu vục đất thấp, đất ngập nước và đầm lầy. Loài này có tập tính đẻ trứng và ký chủ vào loài chim chích đầm lầy thuộc giống Locustella. Tu hú mái tìm một tổ chim chích đã đẻ trứng và ăn trứng của loài chim chích mà chúng ký chủ. Trứng của tu hú nhỏ gần bằng kính thước của trứng chim chích, với hoa văn rất giống khiến loài chim chích không phát hiện và nuôi con. Chim tu hú đẻ nhở chim chích bởi con non ăn sâu và chưa hoàn thiện cơ chế tự chống độc như chim bố mẹ. Vào mùa đông, phần lớn chim bay xuống phương Nam và rất ít khi gặp ở miền Bắc. Loài chim có cuộc sống ký sinh loài kỳ thú ở nước ta, rất cần quan tâm nghiên cứu sâu.

Phân bố:

Trong nước: Có ở khắp các vùng đồng bằng và vùng trung du.

Nước ngoài: Loài này phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Đông nam Trung Quốc và Mã Lai.

 

Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 472.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Tu hú

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này