Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Sâm cầm
Tên Latin: Fulica atra atra
Họ: Gà nước Rallidae
Bộ: Sếu Gruiformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Kamol  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

SÂM CẦM

Fulica atra atra Linnaeus

Fulica atra atra Linnaeus, 1758

Họ: Gà nước Rallidae

Bộ: Sếu Gruiformes

Chim trưởng thành:

Đầu và cổ đen, chuyển thành xám chỉ thẫm ở mặt lưng và xám chì ở mãi bụng, ở ngực và giữa bụng màu nhạt và dưới đuôi thẫm hơn. Lông cánh sơ cấp và thứ cấp xám, lông cánh sơ cấp thứ nhất có phiến ngoài trắng, mép cánh cũng trắng; lông cánh tam cấp xám nhạt hơn và có điểm trắng ở mút, thường ở các chim già không có các điểm trắng này. Mắt nâu đỏ. Mỏ và tấm sừng sau mỏ trắng, gốc mỏ hơi phớt hồng. Chân lục nhạt. ống chân phớt vàng cam.

Kích thước:

Cánh185 - 220; đuôi: 54 - 63; giò; 56 - 61; mỏ: 33 - 38 mm..

Phân bố:

Sâm cầm phân bố: Nam châu Âu, Tây Bắc châu Phi, Nam Liên Xô.Trung Á, Ấn Độ. Tây Bắc Mông cổ, đông Bắc Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Mùa đông sâm cầm di cư xuống phía Nam đến Bắc châu Phi Ấn Độ, Đông Dương, Xumatra và Java.

Việt Nam, về mùa đông sâm cầm có ở đồng bằng Bắc bộ, nhất là ở các vùn g Bắc Ninh. Hải đương, Ninh bình và cửa sông Hồng, sông Thái bình và thỉnh thoảng gặp ở Bắc Trung bộ.

 

Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 303.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Sâm cầm

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này