Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cá lăng
Tên Latin: Hemibagrus elongatus
Họ: Cá ngạnh Bagridae
Bộ: Cá nheo Siluriformes 
Lớp (nhóm): Cá nước ngọt  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

CÁ LĂNG

Hemibagrus elongatus (Gubther, 1864)

Macrones elongatus Gubther, 1864

Họ: Cá ngạnh Bagridae

Bộ: Cá nheo Siluriformes

Đặc điểm nhận dạng:

Vây lưng: I, 7, vây ngực: I, 9 - 10, vây bụng 1, 5, vây hậu môn: III, 9 - II. Cá có thân dài, đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Da trần không có vảy. Có 4 đôi râu: 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu hàm và 2 đôi râu cằm. râu hàm rất dài. Mắt nhỏ bé. Khoảng cách 2 ổ mắt rộng. Khe mang rộng. Vây lưng cao, tia gai vây lưng dài, cạnh sau khía răng cưa rõ. Vây mỡ dài. Vây đuôi chẻ sâu lỗ hậu môn gần bụng hơn vây hậu môn. Cá có màu đen ở lưng hay màu xám nhạt, bụng hơi trắng.

Sinh học, sinh thái:

Cá lăng thuộc vào nhóm cá dữ. Thức ăn của cá là các loài cá. Cá lớn rất nhanh. Cá lăng thành thục sau 3 năm tuổi. Mùa cá đẻ tháng 4 - 6. Bãi đẻ ở trung lưu cá sông nơi nước chảy. Cá sống ở tầng giữa, sống đơn độc.

Phân bố:

Trong nước: Có ở hầu hết ở các hạ lưu các sông lớn ở miền bắc: Phú Thọ (Vùng sông Lô, Việt Trì, Hà Nội (sông Hồng, Thái Bình (thị xã, Nam định, Thanh Hóa (sông Mã, Nghệ An (sông Lam vùng Con Cuông).

Nước ngoài: Trung Quốc.

Giá trị sử dụng:

Thịt cá ăn rất ngon, đặc biệt chế biến dưới dạng “chả cá” Cá có cỡ khá lớn.

Tình trạng:

Sản lượng cá lăng đang đang bị giảm sút nghiêm trọng. Đang bị đe dọa trên hầu khắp các con sông, hồ có loài này phân bố. Tình trạng ô nhiễm các dòng chảy khiến cho chúng khó tồn tại và sinh trưởng.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cần sớm ban hành quy chế bảo vệ và khai thác hợp lý loài Cá lăng. Giáo dụng người dân nâng cao ý thức trong việc khai thác và đánh bắt nguồn lợi thủy sản nước ngọt một cách bền vũng và hợp lý. Tránh thảm họa tuyệt chủng trong tự nhiên. Tổ chức nuôi thương phẩm và bảo vệ nguồn gen.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - Phần động vật - Trang 275.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cá lăng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này