Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Giải thượng hải
Tên Latin: Rafetus swinhoei
Họ: Ba ba Trionychidae
Bộ: Rùa Testudinata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Kumthorn Thirakhupt  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

GIẢI THƯỢNG HẢI

Rafetus swinhoei (Gray, 1973)

Oscaria swinhoei Gray, 1873

Yuen leprosus Heude, 1880

Pelochelys maculatus, Zhao, 1997; Rafetus leloii Ha, 2000.

Họ: Ba ba Trionychidae

Bộ: Rùa Testudines

Đặc điểm nhận dạng:

Trọng lượng từ 24-175kg, chiều dài mai (kể cả riềm da) từ 330-1100mm. Mai dẹt có hình dạng thuôn gần giống hình chữ nhật. Xương sống đầu tiên ngăn cách đôi xương sườn thứ nhất. Có 7 xương sống, xương thứ bảy nhỏ tiếp xúc với đôi xương sườn thứ 6 và 7; đôi khi có xương sống thứ 8 rất nhỏ, tách biệt hẳn với xương sống thứ 7. Đôi xương sườn thứ 8 tiêu giảm rất nhỏ và tiếp xúc nhau gần như hoàn toàn nhưng đường tiếp xúc này nằm lệch so với đường giữa mai. Mai màu xanh nâu hoặc nâu đen. Yếm chỉ có 2 chai không phát triển ở vùng xương ức và xương ngực. Yếm màu xám hoặc trắng đục. Vòi mũi ngắn. Đầu, cổ và mặt trên của chân có màu đen hoặc nâu, phía dưới màu vàng ở các mẫu vật khô.

Sinh học, sinh thái:

Sống ở các đầm nước ngọt hoặc sông lớn. Mùa sinh sản từ tháng 5 - 8. Thức ăn: tôm, cua, cá và ốc, đôi khi ăn cả củ, quả và rễ thực vật thuỷ sinh.

Phân bố:

Trong nước: Phú Thọ (Hạ Hoà), Hà Nội (Hồ Gươm), Hà Tây (Bằng Tạ), Hoà Bình (Lương Sơn), Thanh Hoá (Sông Mã).

Thế giới: Nam Trung Quốc.

Giá trị:

Loài quí hiếm có giá trị nghiên cứu khoa học và có thể nuôi làm cảnh ở vườn thú, công viên, hồ nước ngọt.

Tình trạng:

Số lượng ngoài tự nhiên rất hiếm do bị săn bắt, sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của con người. Số lượng ở Việt Nam ước tính dưới 250 cá thể, vùng phân bố bị chia cắt.

Phân hạng: CR C1+2a.

Biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắt, bảo vệ sinh cảnh sống ở các nơi thuộc vùng phân bố. Có thể tổ chức nhân nuôi bảo tồn ngoại vi.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 259.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Giải thượng hải

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này