Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Nhông cát gutta
Tên Latin: Leiolepis guttata
Họ: Nhông Agamidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

NHôNG CÁT gutta

Leiolepis guttata Curier, 1829

Họ: Nhông Agamidae

Bộ: Có vảy Squamata

Đặc điểm nhận dạng:

Thân dẹp theo hướng lưng bụng, không có mào lưng, không có gai trên đầu. Vảy lưng nhỏ, vảy ở mặt bụng lớn hơn ở đùi về mặt bụng có một dãy lỗ (lỗ đùi), gồm 20 - 23 lỗ. Mặt lưng có những chấm màu ô liu hình lục giác, đồng thời có 4 sọc màu vàng nhạt chạy song song với nhau từ phần trước ra phần sau cơ thể. Chiều dài thân trung bình 120,8mm, đuôi trung bình 290mm, khối lượng trung bình 56g.

Sinh học, sinh thái:

Kiếm ăn ban ngày, thức ăn chính là hoa và lá cây Tràng quả sục sặc (Papillionaceae), Cúc (Asteraceae), Cà phê (Rutaceae). Ngoài ra chúng cũng ăn các loài côn trùng như châu chấu, cào cào, dế, ong, kiến, bọ rùa, bổ củi. Thức ăn chính của cá thể non cũng giống như cá thể trưởng thành gồm tràng quả, châu chấu, cào cào, dế, ong, kiến. Chưa phát hiện được cá thể đực, cá thể cái đẻ trứng từ tháng 4 - 7 hàng năm.  Sống trong hang ở cồn cát chạy dọc theo bờ biển từ 50 - 100m hoặc ở các vùng gò đồi và nương rẫy ở đồng bằng trên nền đất cát hoặc pha cát. Hệ thực vật gồm một số cây đặc trưng như Sim, Mua, cỏ lá, cỏ ống. Chúng tự đào hang để ở. Hang có dạng ngoằn ngoèo, gấp khúc nhiều doạn. ngoài cửa hang chính còn có cửa hang phụ được lấp kín hoặc ngụy trang khéo léo là cửa thoát khi gặp nguy hiểm.

Phân bố:

Việt Nam: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hòa (Nha Trang).

Thế giới: Ấn Độ, Xrilanca, Mianma, nam Trung Quốc (kể cả đảo Hải Nam), Malaysia, Indonesia.

Giá trị:

Có giá trị khoa học và thẩm mỹ, có thể nuôi trong các khu vực vườn thú để giúp các học sinh, sinh viên nghiên cứu về hình thái, tập tính của chúng.

Tình trạng:

Số lượng nhông cát giảm sút nhiều do bị săn bắt làm thuốc, thực phẩm. Mức độ đe dọa: bậc T.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắt, bào vệ sinh cành sống của chúng trong tự nhiên và cần tổ chức nuôi.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 194.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Nhông cát gutta

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này