Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BUÔN BÁN CÁC LOẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP (CITES)

 

Danh lục các loài sinh vật trong Cites

Xem trang 2

 

 

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BUÔN BÁN CÁC LOẠI ĐỘNG, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP (CITES) KÝ TẠI WASHINGTON D.C THÁNG 3-1973

 

 

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

Nhận thức được rằng những loài động vật và thực vật hoang dã với vẻ đẹp phong phú và đa dạng của chúng là một phần không thể thay thế của những hệ sinh thái tự nhiên của Trái đất, chúng phải được bảo vệ cho thế hệ hôm nay và những thế hệ mai sau.

ý thức được giá trị to lớn của động và thực vật hoang dã về mặt thẩm mỹ, khoa học, văn hoá, giải trí và kinh tế.

Nhận thức được rằng các dân tộc và các Chính phủ phải là những người bảo vệ tốt nhất hệ động, thực vật cần thiết khỏi hiện tượng khai thác quá mức thông qua buôn bán quốc tế.

ý thức được rằng phải có những biện pháp thích hợp cho các mục tiêu trên là cấp bách, các nhà nước thành viên đi đến nhất trí như sau:

Điều1. Định nghĩa

Những định nghĩa sau đây chỉ phù hợp với phạm vi của Công ước:

a. " Loài " có nghĩa là bất kỳ loài nào, các loài phụ hoặc các chủng quần địa lý của các loài và loài phụ đó.

b. " Vật mẫu " có nghĩa:

i. Bất ký một thực vật hay động vật nào dù sống hay chết.

ii. Trong trường hợp của một động vật là những loài thuộc phụ lục I và II, bộ phận được chế biến cho nhận biết, hoặc chế phẩm của chúng được ghi trong phụ lục III có liên quan đến các loài đã nêu và

iii. Trong trường hợp của I thực vật: là những loài buộc phụ lục I, bất kỳ những bộ phận đã được chế biến về nhận biết hoặc chế phẩm của chúng và là những loài thuộc phụ lục II và III, bất kỳ những bộ phận đã được chế biến dễ nhận biết hoặc chế phẩm của chúng được ghi trong phụ lục II và III có liên quan đến những loài đã nêu.

c. " Buôn bán " nghĩa là xuất khẩu, tái xuất khẩu, nhập khẩu và nhập nội từ biển.

d. " Tái xuất khẩu " có nghĩa là xuất khẩu bất kỳ một mẫu vật nào mà chúng đã được nhập khẩu trước đó.

e. " Nhập nội từ biển " nghĩa là vận chuyển đến một quốc gia những mẫu vật của bất kỳ loài nào mà chúng được khai thác từ môi trường biển không thuộc quyền quản lý của bất kỳ nước nào.

g. " Thẩm quyền khoa học " nghĩa là một cơ quan khoa học Nhà nước được chỉ định theo Điều IX của Công ước.

h. " Thẩm quyền quản lý " là một cơ quan quản lý Nhà nước được chỉ định theo Điều IX của Công ước.

i. " Thành viên " nghĩa là một quốc gia mà bản Công ước đã có hiệu lực.

 

Điều II. Những nguyên tắc cơ bản

1. Phụ lục I bao gồm những loài bị đe doạ tuyệt diệt do hoặc có thể do buôn bán. Việc buôn mẫu vật của những loài này phải tuân theo những quy chế nghiêm ngặt để không tiếp tục đe doạ sự tồn tại của chúng và chỉ có thể thực hiện được trong những trường hợp ngoại lệ.

2. Phụ lục II bao gồm:

a. Tất cả những loài mặc dù hiện chưa bị đe doạ tuyệt diệt nhưng có thể dẫn đến đó nếu việc buôn bán những mẫu vật của những loài đó không tuân theo những quy chế nghiêm ngặt nhằm tránh việc sử dụng không phù hợp với sự tồn tại của chúng, và

b. Những loài khác cũng phải tuân theo quy chế để cho việc buôn bán mẫu vật của một số loài có liên quan đến mục (a) có thể phải được kiểm soát hữu hiệu.

3. Phụ lục III bao gồm tất cả các loài mà mỗi nước thành viên quy định theo luật pháp của họ nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế việc khai thác và cần thiết phải có sự hợp tác với các nước thành viên khác để kiểm soát việc buôn bán.

4. Những nước thành viên không cho phép buôn bán mẫu vật của những loài thuộc phụ lục I, II, III không phù hợp với những điều khoản của Công ước này.

 

Điều III. Quy chế về buôn bán mẫu vật của những loại thuộc phụ lục I

1. Tất cả các hoạt động buôn bán mẫu vật của những loài thuộc phụ lục I phải phù hợp với những điều khoản của Điều III.

2. Việc xuất khẩu bấy kỹ mẫu vật của một loài thuộc phụ lục I đòi hỏi phải được cho phép trước và phải xuất trình 1 giấy pháp xuất khẩu. Một giấy phép xuất khẩu chỉ có thể được cấp khi thoả mãn được những yêu cầu sau:

a. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước xuất khẩu đã được xác nhận rằng việc xuất khẩu này không đe doạ sự tồn tại của loài đó.

b. Cơ quan thẩm quyền quản lý Nhà nước của nước xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ là mẫu vật được thu nhập phù hợp với luật pháp của nhà nước về bảo vệ hệ động và thực vật.

c. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ là bất kỳ một mẫu vật sống nào đó đều phải được chuẩn bị và vận chuyển theo cách nhằm giảm tối đa về tổn thương, tổn hại sức khoẻ hoặc bị đối xử thô bạo, và

d. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ giấy nhập khẩu đã được cấp cho mẫu vật đó.

3. Việc nhập khẩu bất kỳ mẫu vật của 1 loài thuộc phụ lục I đòi hỏi phải được cho phép trước và phải xuất trình 1 giấy phép nhập khẩu và một giấy phép xuất khẩu hoặc 1 chứng chỉ tái xuất. một giấy phép nhập khẩu chỉ được cấp khi thoả thuận những điều kiện sau:

a. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước nhập khẩu đã xác nhận là việc nhập khẩu dùng cho mục đích không làm tổn hại đến sự tồn tại của loài có liên quan.

b. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước nhập khẩu phải được giải trình đầy đủ sẽ nhận một mẫu vật sống đã chuẩn bị tốt về điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc. và

c. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập khẩu phải được giải trình đầy đủ là mẫu vật không được dùng cho mục đích thương mại.

4. Việc tái xuất bất kỳ một mẫu vật của một loài thuộc phụ lục I đòi hỏi phải được phép trước và xuất trình một chứng chỉ tái xuất. Một chứng chỉ được tái xuất chỉ được cấp khi thoả mãn những điều kiện sau:

a. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tái xuất phải được giải trình đầy đủ là việc nhập mẫu vật vào nước họ là phù hợp với các điều khoản của Công ước CITES.

b. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tái xuất phải được giải thích đầy đủ là bất kỳ mẫu vật sống nào đều phải được chuẩn bị và vận chuyển theo cách nhằm giảm tối đa về tổn thương, tổn hại sức khoẻ hoặc bị đối xử thô bạo, và

c. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tái xuất phải được giải trình đầy đủ là một giấy phép nhập khẩu đã được cấp cho bất kỳ 1 mẫu vật sống nào.

5. Việc nhập nội bất kỳ 1 mẫu vật nào từ biển thuộc 1 loài trong phụ lục I đòi hỏi phải được phép trước dưới dạng 1 chứng chỉ của cơ quan Thẩm quyền quản lý của nước nhập. Một chứng chỉ chỉ có thể được cấp khi thoả mãn các điều kiện sau:

a. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước nhập đã xác nhận việc nhập nội không đe doạ sự tồn tại của loài có liên quan.

b. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập phải được giải trình đầy đủ sẽ nhận một mẫu vật sống đã có đủ điều kiện để nuôi dưỡng và chăm sóc cho mẫu vật, và

c. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập nội là mẫu vật sẽ không được dùng cho mục đích thương mại.

  Điều IV. Quy chế về buôn bán những mẫu vật của những loài thuộc phụ lục II

1. Tất cả hoạt động buôn bán mẫu vật của những loài thuộc phụ lục II phải tuân thủ những điều khoản của Điều IV.

2. Việc xuất khẩu bấy kỳ mẫu vật nào của những loài thuộc phụ lục II đòi hỏi phải được phép trước và trình một giấy phép xuất khẩu. Một giấy phép xuất khẩu chỉ có thể được cấp khi những điều kiện dưới đây được thoả mãn:

a. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước xuất khẩu đã xác nhận là việc xuất khẩu này không đe doạ sự tồn tại của loài đó;

b. Cơ quan thẩm quyền quản lý xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ là mẫu vật được thu thập phù hợp với luật pháp của Nhà nước và bảo vệ hệ động vật và thực vật, và

c. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ một mẫu vật sống nào cũng đã được chuẩn bị và chuyển theo cách có thể giảm tối đa về tổn thương, tổn hại sức khoẻ hoặc bị ngược đãi.

3. Cơ quan thẩm quyền khoa học của mỗi nước thành viên sẽ theo dõi cả giấy phép xuất khẩu do Nhà nước cấp cho các mẫu vật thuộc phụ lục II và cả việc xuất khẩu thực tế của những mẫu vật của một số loài cần phải được hạn chế để duy trì những loài đó trong khu phân bố của chúng đang tồn tại và phải ở trên mức mà ở đó chúng có thể phải được liệt vào phụ lục I thì cơ quan thẩm quyền khoa học góp ý với cơ quan quản lý để thực hiện những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế việc cấp giấy phép xuất khẩu cho mẫu vật của những loài đó.

4. Việc nhập khẩu bất kỳ mẫu vật nào của một loài thuộc phụ lục II đều đòi hỏi phải xuất trình trước một giấy phép xuất khẩu hoặc 1 chứng chỉ tái xuất:

a. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tái xuất phải được giải trình đầy đủ là mẫu vật được nhập vào nước họ phù hợp với những điều khoản của CITES, và

b. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tái xuất phải được giải trình đầy đủ là bất kỳ mẫu vật sống nào cũng đã được chuẩn bị và vận chuyển theo cách có thể giảm tối đa về tổn thương, tổn hại đến sức khoẻ hoặc bị ngược đãi.

5. Việc nhập nội từ biển bất kỳ mẫu vật của một loài thuộc phụ lục II đòi hỏi phải có trước một chứng chỉ do cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập nội cấp. Một chứng chỉ chỉ được cấp khi những điều kiện sau đây được thoả mãn:

a. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước nhập nội xác nhận là việc nhập nội sẽ không đe doạ sự tồn tại của loài có liên quan, và

b. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập nội phải được giải trình đầy đủ là bất kỳ mẫu vật sống nào đều được chuẩn bị để giảm tối đa sự tổn thương, tổn hại sức khoẻ hoặc ngược đãi với vật.

6. Chứng chỉ nêu trong mục 6 của Điều này có thể được cấp dựa vào ý kiến đóng góp của Cơ quan thẩm quyền khoa học có tham khảo ý kiến của các cơ quan khoa học có tham khảo ý kiến của các cơ quan khoa học trong nước khác hoặc nếu thuận lợi thì thảm khảo với cơ quan khoa học quốc tế, nhưng phải xem xét tổng số lượng mẫu vật được nhập nội trong thời gian không quá một năm.

Điều V. quy chế về buôn bán mẫu vật của những loài thuộc phụ lục III

1. Tất cả việc buôn bán mẫu vật của những loài thuộc phụ lục II phải tuân theo điều khoản của Điều V.

2. Việc xuất khẩu bất kỳ mẫu vật của những loài thuộc phụ lục III của bất kỳ nước nào mà nước đó cũng liệt những loài đó vào phụ lục III đòi hỏi phải có phép trước và xuất trình một giấy phép xuất khẩu. Một giấy phép xuất khẩu chỉ có thể được cấp khi những điều kiện sau đây được thoả mãn:

a. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ là mẫu vật được thu thập phù hợp với luật pháp của nước đó về bảo vệ động và thực vật, và

b. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ là bất kỳ mẫu vật sống nào đều được chuẩn bị và vận chuyển theo cách có thể giảm tối đa về tổn thương, tổn thất đến sức khoẻ và ngược đãi đối với mẫu vật.

3. Việc nhập khẩu bất kỳ mẫu vật nào của những loài thuộc phụ lục III đòi hỏi xuất trình trước giấy chứng nhận xuất khẩu của nước có mẫu vật mà nước này đã liệt loài đó vào phụ lục III và một giấy phép xuất khẩu trừ trường hợp áp dụng quy định trong mục 4 của Điều này.

4. Trường hợp tái xuất đòi hỏi 1 chứng chỉ do cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tái xuất cấp xác nhận rằng mẫu vật đã được xử lý tại nước đó hoặc đang được tái xuất sẽ được nước nhập khẩu tiếp nhận đó là bằng chứng xác nhận rằng Công ước hiện hành được tuân thủ đối với các loài liên quan.

Điều VI. giấy phép và chứng chỉ

1. Giấy phép và chứng chỉ được cấp theo điều khoản của Điều III, IV, V sẽ phải phù hợp với những điều khoản của Điều VI.

2. Một giấy phép xuất khẩu phải có những thông tin được liệt kê mẫu trong phụ lục IV và có thể chỉ được dùng trong khoảng thời gian là 6 tháng kể từ ngày cấp.

3. Mỗi giấy phép hoặc chứng chỉ phải mang tên của Công ước CITES, tên và dấu của cơ quan thẩm quyền quản lý đã cấp giấy phép và một số kiểm soát do cơ quan thẩm quyền quản lý định ra.

4. Bất kỳ một bản sao nào của giấy phép hoặc chứng chỉ do cơ quan thẩm quyền quản lý cấp phải đóng dấu bản sao và bản sao không được dùng thay cho bản gốc trừ trường hợp có ký xác nhận gia hạn giá trị.

5. Mỗi một lần gửi mẫu vật đi phải có một giấy phép hoặc 1 chứng chỉ riêng.

6. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập khẩu sẽ huỷ hoặc giữ lại giấy phép xuất khẩu hoặc chứng chỉ tái xuất hoặc bất kỳ một giấy phép xuất khẩu nào qua đường bưu điện liên quan đến việc nhập khẩu những mẫu vật đó sau khi đã dùng xong.

7. Ở đâu có điều kiện và thuận lợi thì cơ quan thẩm quyền quản lý nên đánh dấu lên mẫu vật để tiện việc nhận biết mẫu vật. Để thực hiện mục đích này "đánh dấu" có nghĩa là in bằng bất kỳ thứ gì không thể tẩy xoá được mẫu vật miễn là trách được làm giả của những người ngoài chức trách. Nói chung là càng khó bắt chước càng tốt.

  Điều VII. Các trường hợp miễn trừ và những điều khoản đặc biệt khác liên quan đến buôn bán

1. Những điều khoản của Điều III, IV và V sẽ không được áp dụng cho việc chuyển tải hoặc quá cảnh những mẫu vật qua hoặc vào lãnh thổ của nước thành viên trong khi mẫu vật còn nằm dưới sự kiểm soát của hải quan.

2. Ở đâu mà cơ quan thẩm quyền quản lý của nước về xuất khẩu và tái xuất được chứng minh rằng mẫu vật đã có được trước khi những điều khoản của Công ước CITES được áp dụng cho mẫu vật đó, thì những điều khoản của các Điều III, IV, V không được áp dụng cho những mẫu vật đó ở nơi mà cơ quan thẩm quyền cấp chứng chỉ cho loại mẫu vật đó.

3. Những điều khoản của Điều III, IV, V không áp dụng cho mẫu vật là tài sản cá nhân hoặc gia đình. Sự miễn trừ này không áp dụng cho những trường hợp sau:

a. Trong trường hợp mẫu vật thuộc 1 loại trong phụ lục I, chứng được thu thập làm của riêng bên ngoài nước mà người sở hữu thường cư trú mà chúng được nhập vào nước đó, hay là

b. Trong trường hợp mẫu vật thuộc về 1 loài trong phụ lục II:

•  Những mẫu vật có được của người sở hữu từ bên ngoài nước mà anh ta cư trú thường xuyên và trong một nước mà ở đó mẫu vật được thu thập từ thiên nhiên.

•  Mẫu vật được nhập vào nước mà người sở hữu cư trú thường xuyên, và ở nước mà mẫu vật được thu thập từ ngoài thiên nhiên cần phải có một giấy phép xuất khẩu được cấp trước khi xuất khẩu những mẫu vật đó trừ khi cơ quan thẩm quyền quản lý phải được giải trình đầy đủ là mẫu vật đã có được trước khi những điều khoản của Công ước được áp dụng đối với mẫu vật.

4. Mẫu vật của một loài động vật thuộc phụ lục I được tạo ra trong điều kiện nuôi nhằm mục đích thương mại, hoặc của một loài thực vật được nhận nuôi một cách nhân tạo nhằm mục đích thương mại sẽ được coi mà mẫu vật của những loài thuộc phụ lục II.

5. Ở đâu mà cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ là bất kỳ một mẫu vật của một loài động vật được tạo trong điều kiện nuôi hoặc mẫu vật của một loài thực vật được nhận nuôi một cách nhân tạo hoặc là một bộ phận được lấy từ một loài động vật hoặc thực vật nào đó, thì một chứng chỉ được cơ quan thẩm quyền quản lý cấp có thể được chấp nhận như là giấy phép hoặc chứng chỉ cần phải có theo điều khoản của Điều III, IV và V.

5. Những điều khoản của Điều III, IV và V không được áp dụng cho trường hợp mượn mẫu không mang tính chất thương mại, quà biếu hoặc trao đổi giữa các nhà khoa học hoặc các cơ quan khoa học đã được đăng ký tại cơ quan thẩm quyền quản lý của nước họ. Đó là những tiêu bản thực vật sống mang nhãn do cơ quan thẩm quyền quản lý xuất ra hoặc phê duyệt.

6. Cơ quan thẩm quyền quản lý của bất kỳ quốc gia nào có thể bỏ qua những đòi hỏi của các Điều III, IV cho phép di chuyển những mẫu vật là bộ phận của vườn thú không cấp giấy phép hoặc chứng chỉ miễn là :

7. Người nhập khẩu hay người xuất khẩu đăng ký đầy đủ chi tiết của những mẫu vật thuộc loại trên với cơ quan thẩm quyền quản lý.

a. Những mẫu vật được liệt vào những thứ hạng đặc biệt thuộc mục 2 hoặc 5của Điều III, và

b. Cơ quan thẩm quyền quản lý phải được giải trình đầy đủ là những mẫu vật sống sẽ được vận chuyển và chăm sóc theo cách có thể giảm tối đa tổn thương, tổn hại đến sức khoẻ hoặc bị ngược đãi.

 

Điều VIII. Những biện pháp của quốc gia thành viên cần thực hiện

1. Các nước thành viên sẽ tiến hành những biện pháp thích hợp để thi hành có hiệu lực các điều khoản của Công ước này và để cấm buôn bán các mẫu vật vi phạm Công ước. Đó là những biện pháp sau:

2. Phạt việc buôn bán hoặc lưu giữ các mẫu vật; hoặc cả hai.

a. Tịch thu hoặc trả lại cho nước xuất khẩu các mẫu vật đó.

b. Bên cạnh các biện pháp như đã nêu trong mục I của Điều này, khi thấy cần thiết, nước thành viên có thể bằng phương pháp thanh toán nội bộ để chi trả cho những chi phí do hậu quả của việc tịch thu mẫu vật kinh doanh vi phạm những biện pháp sử dụng để thực hiện các điều khoản của CITES.

3. Trong chừng mực có thể nhất trí, mọi nước thành viên cần bảo đảm rằng các mẫu vật sẽ được thông qua các thủ tục buôn bán cần thiết với mức chậm trễ tối thiểu. Để tạo điều kiện cho điều này, nước thành viên cần định rõ cảng xuất và nhập cho các mẫu vật để hoàn tất thủ tục hải quan. Các quốc gia cũng cần bảo đảm rằng mọi mẫu vật sống, trong thời kỳ giao chuyển quá cảnh hoặc chuyển tải sẽ được chăm sóc thích hợp nhằm hạn chế tối thiểu mọi thương tổn về sức khoẻ và các đối xử thô bạo.

a. Ở nơi mà mẫu vật bị tịch thu theo biện pháp như đã nêu trong mục 1 của Điều này thì:

Mẫu vật sẽ được giao cho cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tịch thu;

b. Sau khi trao đổi ý kiến với quốc gia xuất, cơ quan thẩm quyền quản lý trên sẽ trả lại mẫu vật cho quốc gia đó và quốc gia này sẽ chịu tiền phí tổn, hoặc mẫu vật sẽ được trả lại cho trung tâm cứu nạn hay một nơi nào đó mà cơ quan thẩm quyền quản lý cho là thích hợp và phù hợp với mục tiêu của Công ước này, và Cơ quan thẩm quyền quản lý có thể xin ý kiến cơ quan thẩm quyền khoa học, hoặc tốt hơn cả là xin ý kiến Ban thư ký để quyết định theo mục (b) được dễ dàng, kể cả việc chọn các trung tâm cứu nạn hoặc địa điểm khác.

4. Trung tâm cứu nạn, như đã nêu trong mục 4 của Điều này là một cơ sở do cơ quan thẩm quyền quản lý chọn lựa nhằm trông nom, chăm sóc các mẫu vật sống, đặc biệt là những mẫu vật bị tịch thu.

5. Mỗi nước thành viên sẽ duy trì những số liệu về buôn bán các loài nêu trong phụ lục I, II và II, mà những số liệu này sẽ gồm:

a. Tên và địa chỉ của người xuất, người nhập.

b. Số lượng và kiểu giấy phép, chứng chỉ; những nước tham gia buôn bán: số lượng và chất lượng và hình thức của mẫu vật; tên loài như trong phụ lục I, II và III; và khi thích hợp bao gồm cả kích thước và giới tính của mẫu vật.

6. Mỗi nước thành viên sẽ chuẩn bị các báo cáo thường kỳ về việc thực thi Công ước này và sẽ gửi tới ban thư ký.

a. Một báo cáo hàng năm, nội dung bao gồm tóm tắt các thông tin như đã nêu trong điển (b) của mục 6 điều này; và

b. Một báo cáo định kỳ 2 năm về các biện pháp hành chính, quy tắc, luật lệ đã tiến hành để thực thi các điều khoản của Công ước.

7. Những thông tin đã nêu trong mục 7 của Điều này sẽ được phổ biến rộng rãi ở nơi mà Điều này phù hợp với luật của nước thành viên đó.

 

  Điều IX. các cơ quan thẩm quyền quản lý và thẩm quyền khoa học

1. Vì mục đích của Công ước này, mỗi nước thành viên sẽ bổ nhiệm:

•  Ít nhất một cơ quan thẩm quyền quản lý có đủ thẩm quyền cấp giấy phép hoặc chứng chỉ thay mặt cho quốc gia thành viên đó; và ít nhất một cơ quan thẩm quyền khoa học

2. Một quốc gia vừa phê chuẩn Công ước, chấp thuận hoặc đã nộp đủ thủ tục gia nhập Công ước sẽ đồng thời thông báo cho cơ quan bảo lưu tên và địa chỉ của cơ quan thẩm quyền quản lý được phép liên hệ với các nước thành viên khác và Ban thư ký.

3. Mọi thay đổi trong việc bổ nhiệm hay uỷ quyền nằm trong các điều khoản của Điều này cần được quốc gia đó thông báo cho Ban thư ký để Ban thư ký báo cho các nước thành viên khác.

 

Danh lục các loài sinh vật trong Cites

Xem trang 2

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này