Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN

Trang

  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Động vật

Côn trùng

 
 

Bạn biết gì về các loài thú đã phát hiện

Đầu những năm 1990 vùng sinh thái dãy Trường Sơn được ít người biết đến đã nổi bật lên các trang báo của thế giới về một loài thú mới phát hiện loài Sao la. Việc khám phá ra loài sơn dương sừng dài này là một sự kiện có ý nghĩa toàn cầu trong lịch sử khoa học bởi vì trong suốt 100 năm trước đó, chỉ có 5 loài thú lớn được phát hiện trên thế giới. Loài gần đây nhất là loài Bò xám ( Bos sauveli ) được phát hiện ở Cambodia vào năm 1936 và được mô tả là một loài mới vào năm 1937.

Hãy bảo vệ loài Cá rồng ở Việt Nam

Nếu như sự tuyệt chủng là một trong những qui luật của tạo hoá tại sao chúng ta lại phải suy nghĩ và quan tâm nhiều đến chuyện mất mát các loài ? câu trả lời sẽ là mối tương quan giữa sự tuyệt chủng và sự hình thành loài. Sự hình thành loài là một quá trình diễn ra rất chậm chạp, bằng sự tích lũy dần dần của hiện tượng đột biến gen và những thay đổi trong allen qua hàng ngàn nếu như không muốn nói là hàng triệu năm. Nếu như tốc độ hình thành loài ngang bằng hoặc vượt tốc độ tuyệt chủng

Phát hiện lại loài Vạc hoa ở vùng Lũng Lỳ

Vạc hoa Gorsachius magnifcus, đã được Lê Trọng Trải tái phát hiện tại vùng rừng núi đá vôi Lũng Lỳ thuộc xã Bản Thi và Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn. Đã nhìn thấy Vạc hoa vào hai ngày liên tiếp là 30/4 và l/5 trong khi chim đậu và ngủ trên cây cao gần suối ở thung lũng. Rừng khu vực Lũng Lỳ là rừng thường xanh trên núi đá vôi với diện tích khoảng 3000 ha, hầu hết rừng trong tình trạng nguyên sinh. Đây là khu vực nằm về phía đông của Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang và tiếp giáp với khu Na Hang

Một loài Khướu mới phát hiện ở Tây Nguyên

Thêm một loài Khướu mới cho khoa học vừa được mô tả từ mẫu vật thu được ở vùng Tây Nguyên đã đưa số các loài chim mới được mô tả ở tây Nguyên lên 3 loài. Bản mô tả mẫu chuẩn của loài mới nhất này đã được đăng trong Tập san Chuyên đề của Câu lạc bộ Điểu học Anh quốc. Loài chim mới này được đặt tên là khướu Kon Ka Kinh Garrulax konkakinhensis được phát hiện tại vùng núi Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai năm 20002 trong một đợt khảo sát thu thập thông tin để xây dựng

Phát hiện lại thằn lằn mới ở Nuí chúa

Vì một loài có thể có vùng phân bố rộng khắp các vùng của một quốc gia hay nhiều quốc gia. Trong khi đó một số loài lại có vùng phân bố rất hẹp trong 1 vùng lãnh thổ riêng biệt mà ta thường gọi là "đặc hữu". Đối với những loài đặc hữu, việc nghiên cứu bó hẹp trong một vùng lãnh thổ có thể khá dễ dàng vì chúng chỉ có thể sống ở một dạng sinh cảnh, chỉ chịu được một dải biến đổi hẹp của khí hậu và các điều kiện môi trường khác, hay chỉ sử dụng một hay vài loài thức ăn.

Bạn có muốn là một nhà phân loại học

Ngành phân loại học được ra đời với mục đích thực tiễn như thế. Ngay từ khi mới bắt đầu hình thành cho đến tận ngày nay, rất nhiều chuyên gia nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã phải thừa nhận sự phụ thuộc hoàn toàn của các lĩnh vực đó vào phân loại học " Hệ thống học-phân loại học- là cơ sở chủ yếu của bất kì nghiên cứu khoa học nào ". Bạn sẽ bật cười và cho rằng thật quá đáng khi nói như vậy!! Con người đang tồn tại ở thế kỉ XXI, con người đã...

Những ánh sao trời hồi sinh

Loài Cá sấu nước ngọt Crocodylus siamensis có thể tồn tại và phát triển trong môi trường tự nhiên ở khu đất ngập nước Bầu sấu hay không ? Có thể một lần nữa quần thể này lại bị tuyệt chủng bởi bàn tay con người như trước đây hay không? Câu hỏi vẫn còn đang bỏ ngỏ cho mỗi chúng ta …Những tia nắng cuối này đang lặng lẽ mờ dần sau những hàng cây cao vút của khu rừng nguyên sinh Cát Tiên. Bóng tối như một bức màn nhung đen buông xuống rất nhanh

Ghi nhận mới về loài thạch sùng mí

Trong Danh lục ếch nhái và bò sát Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường (2005) ghi nhận ở Việt Nam có 2 loài thạch sùng mí thuộc giống Thạch sùng mí Goniurosaurus gồm: Thạch sùng mí lich-ten-phen-đơ Goniurosaurus lichtenfelderi ở Cao Bằng và Hải Phòng và loài Thạch sùng mí mơ-phy Goniurosaurus murphyi ở Hải Dương (Orlov và Darevsky, 1999). Tuy nhiên, những ghi nhận của Nguyễn Văn Sáng

Công bố 2 loài thằn lằn mới phát hiện thuộc giống

Thằn lằn chân ngón grismer (Cyrtodactylus grismeri sp. nov. Ngô, 2008) mang tên Giáo sư L. Lee Grismer, ở Khoa Sinh, Trường Đại học La Sierra, California, Hoa Kỳ, người đã có công khám phá hơn 30 loài bò sát và ếch nhái ở vùng Indo-Malai, trong đó có 6 loài mới cho Việt Nam trong thời gian qua. Hai loài thằn lằn có kích cỡ trung bình, chiều dài đầu mình của hai loài khoảng 81,3 – 87,6 mm. Thằn lằn chân ngón Eisenman có màu nâu sô-cô-la với 4 vạch trắng mảnh hơn trên mặt lưng

Công bố một loài nhái cây thuộc giống Philautus mới

Một loài nhái cây mới thuộc giống Philautus vừa được các nhà khoa học Việt Nam và Đức công bố trên Tạp chí Zootaxa số 1925. Mẫu vật của loài ếch này được thu thập tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) ở độ cao từ 400-1100 m so với mực nước biển. Loài nhái cây Philautus quyeti Nguyen, Hendrix, Boehme, Vu & Ziegler, 2008 được đặt tên theo tên của người thu được mẫu chuẩn, Lê Khắc Quyết (Tổ chức Bảo tồn Động thực vật hoang dã Quốc tế - FFI).

Tìm thấy loài Ếch gáy dô ở Việt Nam

Loài ếch gáy dô Limnonectes dabanus được Smith mô tả vào năm 1922 như một phân loài của loài ếch hàm lớn với tên khoa học ban đầu là Rana macrognathus dabana, mẫu chuẩn thu tại Đá Bàn, cao nguyên Lang Bian (tỉnh Lâm Đồng). Sau đó đến năm 1941, Bourret mô tả loài ếch có mẩu xương gáy dô hẳn về phía sau với tên khoa học là Rana toumanoffi, mẫu chuẩn thu tại "Mimot", Campuchia. Stuart và cộng sự (2006) trong công trình công bố về thành phần loài ếch nhái

Sự đa dạng của Thạch sùng ngón ở VN

Giống Thạch sùng ngón Cyrtodactylus Gray, 1827 hiện biết là nhóm đa dạng nhất trong họ Tắc kè Gekkonidae ở Việt Nam với tổng số loài đã ghi nhận là 12. Đáng chú ý là chỉ trong vòng khoảng 5 năm trở lại đây đã có tới 8 loài mới được mô tả từ bộ mẫu chuẩn thu được ở Việt Nam. Với tổng số 8 loài mới đã ghi nhận, giống Thạch sùng ngón Cyrtodactylus là nhóm đa dạng nhất trong họ Tắc kè Gekkonidae ở Việt Nam và ngày càng có nhiều những phát hiện mới về

Môi trường sống và sự thích nghi của

Ếch nhái tuy có có cấu tạo thích nghi với đời sống nửa nước nửa cạn, song thực tế thời gian chúng sống trên cạn nhiều hơn ở nước. Tuy nhiên những loài thuộc nhóm ếch nhái có đuôi Caudata gần như hòan toàn sống trong nước. Sự thích nghi với đời sống trong nước thể hiện ở chỗ các loài đều có đuôi dẹp bên, vừa có tác dụng giữ cân bằng cho con vật khi di chuyển, khi uốn lượn có tác dụng như một mái chèo đẩy con vật đi. Còn bò sát, các loài rắn thuộc phân họ

Sự xâm lăng kinh hoàng của loài cá hoàng đế

Khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống trên khắp các cánh rừng phục hồi thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu - Đồng Nai như muốn tắm gội tiết trời oi ả nóng bức của những tháng, ngày mùa khô, khô hạn. Trên bề mặt con suối cạn trơ trọi những tảng đá nóng bỏng khô khát, giờ là dòng nước đục ngàu như muốn cuốn phăng đi những đám thảm mục thực vật. Từng đàn cá Trắng Puntius binotatus, Cá rô Anabas testudineus, Cá ngựa nam Hampala macrolepidota

Phát hiện một loài cá cóc mới ở Việt Nam

rong những thập kỷ gần đây, nhóm bò sát và ếch nhái của Việt Nam đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Kết quả cho thấy, số loài được ghi nhận được đã tăng lên rõ rệt. Những ghi nhận mới và phát hiện về các loài mới đã được công bố sau mỗi chuyến khảo sát ở các khu vực rừng rậm (ví dụ như: Inger và cs., 1999; Ziegler và cs., 2000, 2004). Đối với nhóm cá cóc, hiện có 4 loài đã ghi nhận ở Việt Nam gồm: Cá cóc bụng hoa.

Hợp tác nghiên cứu bò sát, ếch nhái ở VN

Việt Nam được biết đến như một đất nước có tiềm năng đa dạng sinh học cao và mang tính đặc hữu, đặc biệt là các loài ếch nhái và bò sát. Hàng loạt nghiên cứu đã được tiến hành ở nhiều khu vực khác nhau trên cả nước từ những thập kỷ trước. Đầu thế kỷ 20 (1924 - 1944), ở Đông Dương, Bourret - một nhà khoa học người Pháp, đã ghi nhận được 177 loài và phân loài thằn lằn, 245 loài và phân loài rắn, 45 loài và phân loài rùa và 171 loài và phân loài ếch nhái. Trong giai đoạn

Phát hiện hai loài ếch bám đá mới ở VN

Trong chương trình hợp tác nghiên cứu về đa dạng sinh học ở dãy Hoàng Liên Sơn, Tây bắc Việt Nam, các nhà khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Việt Nam) và Viện Động vật Xanh Pê-téc-bua (Nga) đã công bố hai loài ếch bám đá mới: Ếch bám đá nhỏ Amolops minutus Orlov and Ho, 2007 Ếch bám đá đốm vàng Amolops splendissimus Orlov and Ho, 2007. Mẫu chuẩn dùng để mô tả hai loài này đều thu được tại vùng rừng thường xanh

Phát hiện một loài rắn mới ở Việt Nam

Các nhà khoa học của Vườn thú Cologne (CHLB Đức), Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia (CH Pháp) và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Việt Nam) vừa công bố một loài rắn mới cho khoa học: Rắn má . Mẫu chuẩn duy nhất của loài này được thu thập ở dạng rừng thường xanh trên núi đá vôi, thuộc địa bàn Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, miền Trung Việt Nam. Đây cũng là loài rắn thứ hai của giống rắn má Fimbrios; loài thứ nhất

Phát hiện thêm vùng phân bố của rắn

Loài rắn lục sừng được Smith mô tả từ năm 1930 dựa vào mẫu chuẩn thu được ở núi Phan-xi-păng, miền Bắc Việt Nam. Loài này từng được coi là loài đặc hữu của Việt Nam và rất hiếm gặp, hiện mới chỉ được ghi nhận ở một vài địa điểm thuộc vùng núi cao của Việt Nam như Phan-xi-păng (Lài Cai), Hà Giang, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) và Vườn Quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế). Liang và Liu (trong tài liệu của Liang năm 2003) đã công bố một giống mới

Phát hiện một loài bò sát mới

Trong lúc Hội nghị Quốc tế về Công ước Đa dạng sinh học đang diễn ra ở Bonn, CHLB Đức (19-30/5/2008), thì một loài thằn lằn mới cho khoa học cũng vừa được phát hiện ở vùng ven biển miền Bắc Việt Nam. Loài thằn lằn này có tên là Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis do mẫu chuẩn được thu thập ở đảo Cát Bà, Hải Phòng. Nhóm các tác giả gồm Thomas Ziegler (Vườn thú Cologne, Đức), Nguyễn Quảng Trường (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Trang

  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Động vật

Côn trùng

 
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này