Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN

Trang

  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Động vật

Côn trùng

 
 

Nguồn gốc của côn trùng những điều chưa

Khoảng ba tỷ năm về trước, trong những vùng nước cạn của đại dương bao la, vùng nước ấm được Mặt trời sưởi nóng - sự sống đã hình thành ! Vào buổỉ bình minh của sự sống, trên hành tinh chúng ta chưa có con người đã đành nhưng nhiều loài động, thực vật cũng chưa hình thành. Sự sống tồn tại chủ yếu trong các đại dương và trong các dòng sông, vào thời bấy giờ cái gọi là " sinh giới " chúng ta có thể tính trên đầu ngón tay chỉ có ít các sinh thể bậc thấp như tảo, nấm và có thể cả địa y nữa.

Sự thức giấc của những thiên thần họ

Đầu tiên nàng Bướm hình khiên Parthenos sylvia thức dậy sớm nhất, trên khuôn mặt ngài ngủ của nàng vẫn còn đọng những hạt phấn, đôi cánh mỏng manh xinh đẹp của nàng cứ dài dần ra như một sự ban tặng của tạo hoá. Một vài cơn gió nhẹ thoáng qua làm đôi cánh của nàng khô và cứng cáp hẳn lên. Nàng tự nhủ " Chao ôi mình xinh quá ". Bên cạnh nàng Bướm hình khiên Parthenos sylvia xinh đẹp được mệnh danh là hoa hậu của họ Nymphalidae là một chàng Bướm chỉ huy

Công bố một loài ve sầu đầu dài mới ở Việt Nam

Các nhà khoa học Bỉ và Việt Nam mới công bố một loài ve sầu đầu dài thuộc họ Fulgoridae mới. Loài mới có tên là Polydictya vietnamica và được đặt tên theo giới tính của mẫu chuẩn. Mô tả chi tiết của loài được đăng tải trên Tạp chí Nouvelle Revue d'Entomologie. số 35. Loài này có chiều dài của thân 38mm; đầu, pronotum, bụng màu đỏ gạch, mesonotum màu nâu sẫm.Cánh trước phần ngọn cánh màu hung vàng, nửa gốc cánh trước có các hàng đốm tứ giác màu nâu chạy theo các gân dọc

Công bố một loài ve sầu mới ở Cúc Phương Việt Nam

Các nhà khoa học Việt Nam và Đài Loan vừa công bố một loài ve sầu thuộc họ Cicadidae mới, đặt tên là Euterpnosia cucphuongensis. Loài mới này được đặt tên theo địa điểm thu được mẫu chuẩn. Mô tả chi tiết của loài được đăng tải trên Tạp chí Zootaxa 2512: 63–68.Loài này có chiều dài cơ thể 29,8-30,2mm; cánh trước dài 27,0-27,5mm, rộng 9,5-9,8. Đầu gồm mắt kép rộng bằng gốc mesonotum, vertex màu vàng đất; ngực màu nâu tối; cánh trước và cánh sau trong suốt; chân màu vàng đất; bụng dài bằng 1,7-1,9 lần chiều dài của đầu và ngực cộng lại;

Phát hiện một loài ve sầu mới ở Vĩnh cửu Đồng Nai

Các nhà khoa học Việt Nam và Đài Loan vừa công bố một loài ve sầu mới thuộc họ Cicadidae, có tên latin là Lemuriana vinhcuuensis.Loài mới này được đặt tên theo địa điểm thu được mẫu chuẩn. Mô tả chi tiết của loài được đăng tải trên Tạp chí Oriental Insects, Vol. 44: 205–210, 2010. Mẫu chuẩn của loài Lemuriana vinhcuuensis Pham & Yang, 2010 được thu tại Khu Bảo tồn thiên nhiên và Di tích lịch sử Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, và được lưu giữ tại Viện Sinh thái

Ghi nhận một số loài côn trùng có giá trị bảo tồn ở Việt Nam

Trong Sách Đỏ Việt Nam, Phần Động vật, xuất bản năm 2000 đã giới thiệu 9 loài côn trùng quý hiếm, bị đe doạ cần được bảo vệ; trong đó không có mặt côn trùng cánh cứng [2]. Trong Danh mục động vật hoang dã quý hiếm, ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP đã công bố các loài côn trùng thuộc nhóm II B - hạn chế khai thác và sử dụng; gồm  các loài b­ướm thuộc tổng họ Papilionoidea, các loài Cánh cứng Cặp kìm thuộc họ Lucanidae, 1 loài Bọ lá, 1 loài Cà cuống ...

Sự hóa vũ của loài chuồn chuồn kim Protosticta satoi

Năm 2008, Jan van Tol thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hà Lan khi phân tích các mẫu vật thu thập tại Vườn Quốc gia Cúc Phương và Tam Đảo đã kết luận rằng thực chất loài “ satoi ” mà Asahina ghi nhận năm 1997 là một loài tách biệt với loài “ khaosoidaoensis ” của Thái Lan. Trong nghiên cứu này van Tol cũng cho rằng loài P. satoi dạng thân đen thu thập ở Tam Đảo chính là loài P. beaumonti dạng thân đen cũng được ghi nhận ở Quảng Tây, Trung Quốc bởi Wilson và Reels năm 2003.

Ghi nhận vùng phân bố mới của một loài chuồn chuồn ngô

Loài chuồn chuồn kim Rhinagrion hainanensis thuộc họ Megapodagrionidae rất đặc trưng bởi có các sọc màu vàng và đen trên cơ thể ở cả con đực và con cái; là một trong những loài chuồn chuồn quý hiếm, được phát hiện và mô tả lần đầu tiên bởi các nhà nghiên cứu Wilson & Reels (2001) từ các mẫu con đực bắt được ở đảo Hải Nam, Trung Quốc. Mãi đến năm 2010, các nhà nghiên cứu mới ghi nhận chúng có tồn tại ở Việt Nam . Tuy nhiên, thông tin về sinh thái học

Danh sách các loài, khóa định loại Giống Anoplophora

Giống Anoplophora được nghiên cứu khá kỹ trên thế giới; với nhiều lần tu chỉnh danh pháp giống và loài; có nhiều tên đồng vật. Liên quan tới mẫu vật Việt Nam; trong tài liệu điều tra côn trùng Đông Dương của Vitalis Salvaza (1919) cho biết đã bắt gặp ở Bắc bộ các loài O. tonkinea (Pic);  Oplophora horsfieldii Hope; O. sollii Hope;(Oplophora = Anoplophora); và các loài Melanauster laevigator (Thomson) (= glabripennis),  M. chinensis (Forster); M. davidis Fairmaire (Melanauster = Anoplophora) [9]. Kriesche (1924) công bố phân loài

Một loài chuồn chuồn ngô mới được phát hiện ở Hữu Liên

Loài chuồn chuồn N. schorri Do&Karube, 2011 được mô tả dựa trên 2 tiêu bản cá thể đực được thu bởi Đỗ Mạnh Cương năm 2008 (mẫu chuẩn của loài) và Matti Hamalainen năm 2009 (được gửi cho bảo tàng lịch sử tự nhiên Kanagawa). Loài chuồn chuồn này là loài thứ 2 của giống Nihonogomphus được phát hiện tại Việt Nam và là loài thứ 19 của giống này được ghi nhận trên thế giới. Mặc dù con cái của loài này vẫn chưa được mô tả và thu mẫu nhưng tác giả chính của công bố đã kịp chụp được ảnh của 1 cá thể cái trước khi nó bay mất

Ghi nhận ba loài chuồn chuồn ngô mới của khu hệ Việt Nam

Loài Fukienogomphus promineus được Chao công bố đầu tiên vào năm 1954 tại Trung Quốc, đây là một trong ba loài thuộc giống Fukienogomphus . Trong đợt khảo sát tháng 5 năm 2010 tại Mẫu Sơn, Lạng Sơn, tác giả của công bố đã phát hiện ra loài này ở Việt Nam. Đây là ghi nhận đầu tiên của giống Fukienogomphus ở Việt Nam và cho thấy sự tương đồng về khu hệ sinh vật giữa Bắc Việt Nam và Nam Trung Hoa – khu vực được xem là điểm nóng về đa dạng sinh học.

Loài chuồn chuồn mới và câu chuyện về lịch sử ...

Năm 1908, Williamson, Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ, dựa trên các mẫu vật thu thập từ Myanma được định loài là loài “vermicularis” đã đề xuất giống mới là giống Burmagomphus và lấy loài “vermicularis” làm loài chuẩn của giống. Tuy nhiên sau này Lieftink, Bảo tàng tự nhiên Leiden, Hà Lan vào năm 1949 đã chỉ ra rằng thực chất loài “vermicularis” ở Burma hay Myanma ngày nay mà Williamson nghiên cứu thuộc về một loài hoàn toàn khác biệt so với loài “vermicularis”

Phát hiện một loài chuồn chuồn mới ở VQG

Tên của loài này được đặt theo tên của nhà nghiên cứu Bò sát ếch nhái Nguyễn Thiên Tạo, Matrona taoi Phan & Hämäläinen, 2011 vì những sự giúp đỡ của ông đối với các tác giả bài báo. Loài chuồn chuồn cánh màu Matrona taoi sở hữu đôi cánh lớn màu đỏ sẫm, ngực và bụng con đực có màu xanh ánh kim và ở con cái có màu nâu đỏ, gần giống như các đặc điểm của hai loài M. oreades Hämäläinen, Yu & Zhang, 2011 và M. corephaea Hämäläinen, Yu & Zhang, 2011

Danh sách các loài bọ ngựa Mantodea ở Việt Nam...

Bọ ngựa (Mantodea) là một bộ côn trùng ăn thịt, đặc trưng bởi cặp chân trước kiểu bắt mồi. Theo hệ thống phân loại của David Oliveira,  Giglio-Tos và Beier (1996), bộ Bọ ngựa được chia thành 8 họ là Chaeteessidae, Mantoididae, Metallyticidae, Amorphoscelidae, Eremiaphilidae, Empusidae, Hymenopodidae và Mantidae [3,12,13]. Ehrmann (2002), Svenson và Whiting (2004), nâng một số phân họ của họ Mantidae lên thành họ, khi ấy bộ Bọ ngựa bao gồm 15 họ

Bạn niết gì về loài bọ lá Phyllium ở Việt nam ?

Họ Bọ lá Phylliidae (bộ Bọ que Phasmatodea) chỉ gồm có 2 giống; trong đó ở nước ta chỉ có thể gặp một giống là Phyllium Illiger, 1798. Trên thế giới, giống Phyllium đã xác định được 38 loài, phân bố tập trung ở Châu Á và Châu Đại Dương. Qua các tài liệu khác nhau, từ  Việt Nam đã ghi nhận các loài sau: Phyllium  siccifolium  (Linnaeus); Phyllium westwoodi Wood-Mason; Phyllium bioculatum Gray và Phyllium celebicum de Haan. Trong các tài liệu dẫn trên đây,

Bạn niết gì về họ ruồi giả ong Diptera: Syrphidae ở Việt Nam ?

Ruồi giả ong Syrphidae thuộc liên họ Syrphoidea. Liên họ này có 2 họ là Ruồi giả ong Syrphidae và Ruồi đầu hình cầu Pipunculidae. Đặc trưng hình thái của Ruồi giả ong là ngọn gân M1 quay lên gặp gânR­4+5 và ngọn gân CuA1 quay lên gặp gân M1. Kích thước ruồi dao động từ nhỏ (3mm) tới lớn (trên 15mm). Họ Syrphidae tên tiếng Việt gọi là Ruồi giả ong, do nhiều loài có hình dạng khá giống ong mật hoặc tò vò; một số người gọi là Ruồi ăn rệp, do ấu trùng của một

Phát hiện chuồn chuồn kim Coeliccia sasamotoi ở Việt Nam

Tháng 11 năm 2011, loài chuồn chuồn kim Coeliccia sasamotoi đã được mô tả và xuất bản là loài mới cho khoa học bởi Đỗ Mạnh Cương. Các tiêu bản đực và cái trong bản mô tả từ mẫu thu thập ở Lào và Việt Nam, đây là loài thứ mười bốn của giống Coeliccia được phát hiện ở Việt Nam. Tên loài được đặt theo tên của Akihiko Sasamoto, tổng biên tập Tạp chí Tombo, tạp chí Chuồn chuồn của Hiệp hội chuồn chuồn Nhật Bản, là bạn và là người giúp tác giả trong những nghiên cứu ...

Phát hiện và công bố thêm 9 loài chuồn chuồn ngô mới

Tiến sỹ côn trùng học Haruki Karube ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Kanagawa, Nhật Bản cùng các đồng nghiệp đã thực hiện nhiều chuyến nghiên cứu khảo sát thu thập mẫu vật côn trùng ở Việt Nam từ nhiều năm nay, qua đó đã công bố nhiều công trình về khu hệ chuồn chuồn của khu vực này; ví dụ năm 1995 H. Karube công bố 5 loài mới của giống Chlorogomphus (Họ Chlorogomphidae) từ các tỉnh phía bắc Việt Nam; từ 1999-2006 H. Karube đã công bố tới 11 loài chuồn chuồn...

Loài bọ que mới thuộc giồng Nearchus tìm thấy ở Bạch Mã

Giống Nearchus Redtenbacher, 1908 thuộc tộc Pharnaciini, Phân họ Phasmatinae, Họ Phasmatidae. Tộc Pharnaciini  (Bọ đốt tre) bao gồm những loài bọ que có kích thước lớn nhất, có loài dài thân đạt tới trên 40cm. Hầu hết các loài Bọ đốt tre  không có cánh ở cả 2 giới hoặc con cái không cánh; các đốt đùi có hàng gai hoặc răng rất rõ. Tộc Pharnaciini bao gồm 3 giống: Nearchus Redtenbacher, 1908; Pharnacia Stal, 1877 và Phoebaeticus Brunner von Wattenwyl, 1908 ...

Chuồn kim Noguchiphaea matti, hóa thạch sống ...

Loài chuồn chuồn kim Noguchiphaea mattii Do, 2008 được mô tả năm 2008 dựa trên mẫu vật con đực duy nhất thu được tại Khu Bảo tồn Tự nhiên Hòn Bà, Diên Khánh, Khánh Hòa. Đây là loài chuồn chuồn thứ 2 trong giống Noguchiphaea được phát hiện trên thế giới. Trong bản mô tả xuất bản năm 2008, Đỗ Mạnh Cương cũng bổ sung ghi nhận mới về loài còn lại của giống Noguchiphaea yoshikoaeAsahina, 1976 ở Vườn Quốc gia Tam Đảo (trước đây loài này được xem là đặc hữu

Trang

  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Động vật

Côn trùng

 
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này