Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

LOÀI NGỌC LAN MỚI MAGNOLIA TIEPII Ở KHÁNH HOÀ

Phạm Văn Thế - Viện sinh thái tài nguyên sinh vật

 

Một trong những kết quả đạt được của Đề tài TN3/T14 “Điều tra, sàng lọc nguồn tài nguyên dược liệu thực vật tỉnh Lâm Đồng theo định hướng hoạt tính sinh học nhằm phát triển các loài có giá trị cao” Bắt đầu thực hiện từ tháng 11/2012 đến nay là phát hiện một loài thực vật mới và được đặt tên là Ngọc lan tiếp Magnolia tiepii


Đây là loài mới cho khoa học được mô tả bởi các nhà thực vật Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Đại học Đà Lạt, và Vườn thực vật Nam Trung Hoa và công bố trên tạp chí Nordic Journal of Botany.

   
 
 

Ngọc lan tiếp -  Magnolia tiepii - (Hình: Trịnh Ngọc Bon)

 

Theo TS. Nông Văn Duy và TS. Trần Văn Tiến thì loài Ngọc lan này phân bố ở khu vực rừng núi đất cây lá rộng có độ cao tầm 700-800 m so với mặt biển ở Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà. Chúng được đặt tên vinh danh GS. Nông Văn Tiếp vì những đóng góp của ông cho nghiên cứu họ Ngọc lan ở Việt Nam. Loài mới có địa phương được gọi loài này là Giổi lá to. 

 

Ngọc lan tiếp là loài cây gỗ nhỡ cao đến 20 m và đường kính thân tầm 50 cm. Lá trưởng thành dài đến 70 cm, rộng đến 30 cm. Chúng ra hoa ở đầu cành, có màu trắng - vàng nhạt, xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11 Dương lịch.


Vùng phân bố của loài mới này rất hạn hẹp, ước chừng nhỏ hơn 100 km2, do đó chúng được đề nghị ở tình trạng bảo tồn là Critically Endangered (CR - Nguy cấp) theo tiêu chuẩn của IUCN quốc tế.

 

Ngoài loài mới Ngọc lan tiếp Magnolia tiepii này ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện thêm một loài mới khác là Ngọc lan lâm đồng Magnolia lamdongensis và được chấp nhận công bố trên tạp chí Adansonia. Những thông tin chi tiết về loài Ngọc lan lâm đồng sẽ được cập nhật trong thời gian sớm nhất

 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này