Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ VÚ MỚI PHÁT HIỆN Ở SƠN LA

Phạm văn Thế - Viện sinh thái tài nguyên sinh vật Hà Nội

 

Các nhà nghiên cứu động vật có vú thuộc Viện khoa học sinh thái và tiến hóa Nga đã phát hiện và công bố một loài chuột mới ở Việt Nam trên tạp chí ZooKeys 451: 109-136 (03 Nov 2014) - doi: 10.3897/zookeys.451.7210. Loài mới  được đặt tên Chuột núi thomas Chiromyscus thomasi, nhằm vinh nhà động vật học người Anh Oldfield Thomas (1858–1929) vì những đóng góp của ông trong việc phát hiện và mô tả các loài chuột thuộc giống Chiromyscus sp. và loài Chuột nhắt cây Chiromyscus chiropus.

Loài chuột mới có lông rậm, mượt và tơ. Màu sắc lưng hung da bò sáng hoặc phớt thêm màu da cam dễ thấy, mà nổi bật nhất tại khu vực cẳng chân. Ở mặt dưới, phần bụng là màu trắng, không có các đốm. Má, mặt bên của cổ và hai chân phía trước có màu màu vàng-cam sáng. Mông, hông, và gốc đuôi giống má, màu giống đất son. Viền mắt màu đen tạo thành đặc trưng của thứ chuột này. Chiều dài thân và đầu từ 14 đến 18 cm, chiều dài đuôi từ 20 đến 23 cm.  Mẫu chuẩn của loài này ở Việt Nam được thu ở Sơn La, bản Muong Thai, gần đèo Lũng Lô, toạ độ 21°18'31"N, 104°41'34"E, cao 450 m so với mặt biển.

Các mẫu vật của loài chuột cây Chiromyscus thomasi đã được thu thập tại tỉnh Sơn La và Lào Cai ở bắc Việt Nam, tỉnh Kon Tum và Nghệ An ở miền trung Việt Nam, tỉnh Xieng Khouang và Luang Prabang ở bắc Lào. Dự đoán loài này có phân bố rộng ở miền trung Việt Nam, bắc và trung Lào. Hoặc chúng cũng có thể phân bố ở tây nam Trung Quốc, bắc Thái Lan. Tuy nhiên để xác định chính xác vùng phân bố cần những điều tra cụ thể trong tương lai.

 

 

   

Loài Chuột núi thomas Chiromyscus thomasi . A- mặt bên, B- mặt lưng, C- mặt bụng, D-đầu, nhìn trực diện, E- đầu, nhìn ngang, F-chân sau và móng.


Việc khám phá ra loài Chuột núi thomasi Chiromyscus thomasi mới là những minh chứng cụ thể về Đa dạng sinh học ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều những tiềm ẩn hết sức thú vị cần khám phá và cần được quan tâm không chỉ các nhà nghiên cứu mà còn đối với các chính sách bảo vệ các loài hoang dã ở Việt Nam.

 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này