Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

NÉT ĐẸP THIÊN NHIÊN HOANG DÃ VIỆT NAM

   
Lan lọng bò - Bulbophyllum repens - Ảnh: Phùng mỹ Trung

Ngày càng có nhiều những loài hoa Lan mới được phát hiện ở Việt Nam. Chỉ tính trong vòng thời gian 10 năm trở lại đây, theo thống kê chưa đầy đủ thì hơn 100 loài lan mới đã được các nhà khoa học công bố và rất nhiều loài được ghi nhận vùng phân bố mới. Loài Lan lọng bò Bulbophyllum repens cũng đã được các thành viên website Sinh vật rừng Việt Nam lần đầu tiên phát hiện ra vùng phân bố ở Việt Nam trên độ cao 1600m ở nơi tiếp giáp giữa Vườn quốc gia Phước BìnhVườn quốc gia Bidoup - Núi Bà. Nhìn những chùm bông hoa Lan lọng rực rỡ khoe sắc trong các cánh rừng thường xanh được bảo vệ rất chặt chẽ tại hai vườn quốc gia này. Ta như thấy được sự tồn tại của chúng trong thiên nhiên hoang dã là một tất yếu để cho con người chúng ta được hưởng thụ. Những hình ảnh có một không hai "cho đến hiện nay" về loài hoa lan mới được ghi nhận này đáng để chúng ta chiêm ngưỡng và cảm nhận vẻ đẹp rực rỡ của tạo hoá đã ban tặng cho con người Việt Nam và hy vọng các thành viên Sinh vật rừng Việt Nam sẽ ngày càng phát hiện nhiều loài mới cho khoa học ở hai Vườn quốc gia non trẻ này.

Ve sầu đỏ - Huechys sanguinea - Ảnh: Phùng mỹ Trung

Khi những tia nắng mặt trời còn chưa thức giấc, làn sương mù hơi nước bao phủ khắp lá cây, ngọn cỏ ở trên độ cao gần 1000 mét, nơi nóc nhà của miền Đông nam bộ Việt Nam – Núi Bà Đen. Loài ve sầu đỏ Huechys sanguinea bắt đầu thức giấc chui ra khỏi mặt đất và biến mình thành những thiên thần với đôi cánh trắng mỏng manh, màu đỏ rực rỡ chủ đạo của cơ thể và chỉ sau một thời gian ngắn, màu đỏ rực của thân, màu trắng tinh khôi của cánh sẽ chuyển thành màu đen tuyền. Thời gian vũ hoa không dài để cho nó có điều kiện ca hát rong chơi và tìm kiếm bạn tình, giao phối, đẻ trứng để cho đời sau hữu thụ. Khi những âm thanh gọi tình của nó rung lên, hòa vang vào bản nhạc giao hưởng bất tận của muôn loài trong thế giới hoang dã Việt Nam, cũng là lúc những cơn mưa cuối mùa chấm dứt. Nhìn dãy núi Bà Đen trơ trọi những tảng đá trắng bạc phếch vì thời gian, những cánh rừng bạt ngàn nơi đây bị tàn phá. Bất chợt trong lòng thấy xót xa cho những loài mới vừa được phát hiện ờ vùng núi này. Chắc chắn chúng sẽ khó có cơ hội thoát khỏi sự tuyệt chủng bởi bàn tay con người.

Rùa hộp trán vàng - Cuora galbinifrons - Ảnh: Phùng mỹ Trung

Theo những thống kê mới nhất của các nhà khoa học và chuyên gia nghiên cứu về bó sát. Cứ 1000 quả trứng của loài rùa được sinh ra thì chỉ có duy nhất một cá thể có thể tốn tại và phát triển đến trưởng thành. Chính vì vậy loài rùa là một trong những loài bó sát rất hiếm - ngay cả ở môi trường thuận lợi để phát triển như rừng mưa nhiệt đới Việt Nam. Tuy nhiên những cá thể rùa cuối cùng có thể tồn tại sau khi chúng trải qua một cuộc đấu tranh sinh tồn đầy gian nan, cũng không thể tồn tại và phát triển để sống nốt quãng đời còn lại bởi bàn tay tàn sát của con người. Loài Rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons là một ví dụ điển hình, Mặc dù loài rùa quí hiếm này đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam và các Nghị định, Văn bản luật  nhằm bảo vệ nghiêm ngặt chúng trên đà tuyệt chủng. Nhưng có thể hiện nay sẽ không còn một ai còn cơ hội nhìn thấy chúng trong mội trường hoang dã của chúng ta.

 
Rắn roi thường - Ahaetulla prasina - Ảnh: Phùng mỹ Trung
 

Loài rắn sống ở trên cây Ahaetulla prasina là loài phần bố hầu khắp các vùng rừng Việt Nam. Ở những khu rừng rậm trên độ cao 2.100m chúng ta vẫn có thể bắt gặp chúng. Loài rắn này có kích thước nhỏ nhưng chiều dài của chúng rất đáng nể này thích nghi với đời sống trên cây và tìm kiếm thức ăn, Cá thể dài nhất đã được ghi nhận là 1,97m với chu vi thân chỉ 4,3cm. Những con rắn non, mới nở đã  có chiều dài 0,35m, do vậy chúng leo trèo rất giỏi. Những năm gần đây do môi trường rừng bị tàn phá nặng nề, loài rắn này đã trở nên hiếm gặp, mặc dù chúng được xem như là một trong những loài có số lượng cá thể đông đúc ở Việt Nam. Rất có thể một ngày nào đó con cháu chúng ta chỉ nhìn thấy chúng trên những cuốn sách sinh học, nếu chúng ta không biết bảo vệ chúng ngay từ bây giờ.

   
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này