Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU VÀ NHẬN BIẾT HỌ THỰC VẬT

 
Tra cứu họ thực vật:
 

Thanh thất Simaroubaceae
Ailanthus malabarica
 

Gần với Anacardiaceae (cây gỗ hoặc cây bụi thường có lá kép 1 lần lông chim; hoa nhỏ, đều, thường mẫu 3-5; bộ nhị obdiplostemon hay haplostemon; có triền trong nhị...), nhưng ở đây hoa thường đơn tính, nhị luôn luôn rời nhau và ở gốc mỗi nhị thường có phần phụ dạng vẩy; bộ nhụy gồm 4-5(3-2) lá noãn rời (ít ra cũng rời ở phần bầu) và quả tách thành những phân quả khô hay dạng hạch hoặc quả nang, quả có cánh.

Có 30 chi 200 loài, chủ yếu ở nhiệt đới, ít ở cận nhiệt đới và ôn đới. Ở Việt Nam có 8-10 chi: Ailanthus. Brucea, Eulycoma . . . và trên 10 loài.

Thầu dầu Euphorbiaceae
 

Rất đa dạng, nhưng thường đặc trưng bởi có hoa đơn tính; bởi quả thường 3 mảnh vỏ, khi chín mở thành các ô, các ô này tách rời nhau để lại cột trung tâm ở giữa, mở ở phía bụng và tung hạt ra ngoài; hạt của nhiều loài có mồng ở đỉnh. Chi Bischofia khá biệt lập trong họ, vì ở đây lá kép chân vịt, quả mọng. Về quan hệ họ hàng Euphorbiaceae có nhiều điểm chung với Buxaceae, nhưng ở đây lá thường có lá kèm và noãn với đường nối bụng (lỗ noãn hướng lên).

Có 290 chi 7500 loài, chủ yếu ở nhiệt đới và cận nhiệt đới, một số loài thân cỏ có gặp ở ôn đới và hàn đới. Ở Việt Nam có trên 75 chi: Acalypha, Atephila, Agrostistachys, Alchomea, Claoxylon, Cleidion, Cleidiocarpon, Vemicia . . . khoảng 425 loài.

Thị Ebenaceae
 

Cây gỗ. Lá đơn, thường mọc cách, không có lá kèm. Gần với Styracaceae, nhưng ở đây không có lông hình sao; hoa thường đơn tính khác gốc, mẫu 3 hoặc 4-5; nhị rời nhau, đẳêng số và xen kẽ với thùy tràng hoặc gấp đôi số cánh nhưng xếp thành 2 vòng; bao phấn đôi khi mở bằng lỗ ở đỉnh; bầu thượng, 2-16 ô đầy đủ. Còn đặc trưng bởi đài bền, đồng trưởng theo quả; cánh hoa xếp vặn, xếp lợp hay xếp van; quả mọng; hạt có nội nhũ sừng và thường nhăn nheo.

Có 7 chi và 450 loài, phân bố rộng ở nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Ở Việt Nam có 1 chi: Diospyros , trên 60 loài

Thích Aceraceae
 

Cây gỗ. Lá đơn, mọc đối. Gần với Staphyleaceae, nhưng ở đây không có lá kèm, hoa đơn tính khác gốc và rất dặc trưng bởi kiểu quả 2 cánh (song dực quả) tách thành 2 phân quả dạng hạch khô; hạt không có nội nhũ.

Có 2 chi 150 loài, ở châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Ở Việt Nam có 1 chi Acer , trên 15 loài.

Thiên lý Asclepiadaceae
 

Rất gần với họ Na Apocynaceae (kể cả có nhựa mủ trắng, có tràng phụ, cấu tạo bao phấn và hạt...), nhưng ở đây chủ yếu là các dạng thân leo hay bò, trong hoa không có triền, hạt phấn dính thành khối phấn hoặc họp thành nhóm 4 (và khi đó nhị có phần phụ dạng tràng và giữa các bao phấn có một cấu trúc riêng gọi là "phần môi giới"). Có 290 chi 2000 loài, chủ yếu ở nhiệt đới, ít ở cận nhiệt đới và ôn đới. Ở Việt Nam có gần 50 chi: Asclepias, Atherandra. Atherolepis, Calotropis, Brachystelma, Campestigma . . . khoảng 110 loài.

Thôi ba Alangiaceae
 

Cây gỗ hoặc bụi. Lá đơn, mọc cách, không có lá kèm. Hoa lưỡng tính, đều, mẫu 4-5; nhị đẳng số và xen kẽ với cánh hoa hoặc nhiều hơn chúng 2-4 lần; bộ nhụy gồm 2 lá noãn hợpthành bầu hạ 1(2) ô. Quả hạch 1 hạt ở trong dài và triền tồn tại.

Có 1 chi 20 loài: Alangium, ở châu Á, châu Đại Dương và châu Phi, nhưng tập trung ở Đông nam Á. Ở Việt Nam có 6-7 loài.

Thùa Agavaceae  
 

Cây cỏ nhiều năm có thân dạng gỗ thứ cấp hoa thường lưỡng tính và đều, phần lớn mẫu 3 (P3+3A6-3G3) ít khi mẫu 5, mọc đơn độc hay thành bông, thành chùm hoặc thành tán; bao hoa thường rời (đôi khi hợp ở gốc); lá noãn thường hợp syncarp (đôi khi rời), bầu thường thượng, ít khi trung hay hạ; quả phần lớn là nang.

Có 4 chi 11 loài ở Việt Nam. (chủ yếu là nhập trồng làm cảnh).

Thù du Cornaceae
Cornus sp.
 

Cây gỗ, bụi, cành thường mọc đối. Lá đơn, mọc đối (hiếm khi mọc cách), không có lá kèm; ở phần non thường có lông chĩa nạng hay lông hình sao. Hoa lưõng tính, đều, mẫu 4 (K4C4A4G2), thành chùy hoặc thường thành cụm hoa hình dầu có tổng bao gồm 4 lá bắc lớn mầu trắng; nhị xen kẽ với cánh hoa; có triền trong nhị; bầu 2 ô. Quả hạch.

Có 10 chi 70 loài, phân bố chủ yếu ở Bán cầu Bắc. Ở Việt Nam có 1 chi Cornus khoảng 6-7 loài.

Thu hải đường Begoniaceae
Begonia chapaensis
 

Đặc trưng bởi cỏ mập với lá lệch gốc và có gân chân vịt; có lá kèm; hoa đơn tính, hơi không đều, thường không có cánh hoa. Lá đài 2-5; nhị nhiều, rời hoặïc hơi hợp thành ống. Bộ nhụy thường gồm 3 lá noãn hợp paracarp (hợp bên lá noãn) thành bầu hạ 1 ô; vòi rời, đỉnh vòi thường chẻ đôi. Quả nang chẻ ô (loculicide), đôi khi có cánh.

Có 5 chi 820 loài, ở nhiệt đới, rất nhiều ở phía Bắc của Nam Mỹ. Ở Việt Nam có 1 chi Begonia , khoảng 45 loài.

Thứ mạt Salvadoraceae  
 

Cũng gần với Aquifoliaceae, nhưng ở đây là bụi trườn, lá mọc đối, có lá kèm biến thành gai ở nách lá; hoa đa tính khác gốc hoặc lưỡng tính, thành bông, chùm hay chùy; cánh hoa rời; hạt không nội nhũ, có lá mầm dầy và hình tim.

Có 3 chi 12 loài, ở châu Phi và châu Á. Ở Việt Nam có 1 chi Azima , 1 loài ( Azima sarmentosa )

Thuốc bỏng Crassulaceae
 

Gồm những loài cây cỏø. Lá đơn, mọc cách, mọc đối hay mọc vòng. Rất gần với Xa căn Penthoraceae, nhưng ở dây lá mập (phị nước), có cánh hoa rõ, nhị có khi đẳng số và xen kẽ vói cánh hoa, lá noãn rời (ít ra cũng ờ gốc) và từng lá noãn có phần phụ (giống như tuyến mật) ở phía ngoài; noãn nhiều, đính trên đường nối bụng.

Có 35 chi 1450 loài, phân bố rộng, nhưng chủ yếu ở vùng ấm khô, nhất là Nam Phi. Ở Việt Nam có 4 chi: Echeveriaa (Cotyledon), Kalanchoe (Bryophyllum), Rhodiola, Sedum , trên 10 loài.

 
Tra cứu họ thực vật:
 
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này