Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

NHỮNG BÍ ẨN VỀ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ VIỆT NAM

   
Trang
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Chiếc lá biết bay một kiệt tác của thiên nhiên

Kho tàng thiên nhiên hoang dã luôn làm cho chúng ta phải đi từ những ngạc nhiên này đến những thán phục khác. Loài bướm lá khô Kallima inachus là một ví dụ hết sức điển hình, trải qua hàng nhiều triệu năm loài bướm này đã hoàn thiện khả năng nguỵ trang của mình. Khi chúng đậu khép cánh lại, mặt dưới cánh giống hệt như một chiếc lá khô, với phần đuôi cánh sau kéo dài như một chiếc cuống lá và một đường màu nâu kéo dài đến chóp cánh trước tạo thành như gân chính của chiếc lá. Mặt trên cánh trước có một mảng màu cam ...

Cá cóc tam đảo một mảnh ghép trong hệ sinh thái Việt Nam

Trong 5 loài Cá cóc tìm thấy và được ghi nhận ở Việt Nam gồm thì loài Cá cóc Tam Đảo Paramesotriton deloustali được công nhận là loài có số lượng cá thể nhiều nhất được tìm thấy ở Việt Nam. Là loài có cơ thể dài giống như thằn lằn, chúng có đuôi dẹp và da thiếu vảy. Trên da cá cóc Tam Đảo có nhiều mụn cóc xù xì và tiết chất nhầy, những mụn cóc này thường mọc thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi. Lưng cá cóc Tam Đảo có màu đen. Bụng màu đỏ có những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ.

Ngài hoàng đế chapa quí hiếm ở VN

Hoàng đế Chapa Actias chapae (Mell, 1950) thuộc họ Ngài Hoàng đế (Saturniidae), bộ cánh vảy (Lepidoptera). Có thể nói, là loài quý nhất trong nhóm ngài, và là một trong những loài có màu sắc và hình thái đẹp nhất của bộ cánh vẩy (bao gồm bướm và ngài). Actias chapae (Mell, 1950) được mô tả từ Giống phụ Argema Wallengren, 1858 thuộc Giống Actias Leach, 1815, từ một cá thể đực và một cá thể cái thu ở núi Fan Si Pan, độ cao 200 m, thuộc địa phận huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Nhưng mãi đến gần 50 năm sau, năm 1995 ...

Các loài lưỡng cư kỳ quái trong thiên nhiên Việt Nam

Thiên nhiên hoang dã Việt Nam không chỉ đẹp mà còn có những loài động vật thật kỳ quái. Sau đây là một số hình ảnh về những loài động vật Lưỡng cư "chẳng giống ai" được phát hiện và chụp hình trong tự nhiên để độc giả cảm nhận về tính đa dạng, kỳ thú và phong phú của thiên nhiên tươi đẹp của chúng ta.Chẳng có ai trong chúng ta không biết câu ngạn ngữ “Gan cóc tía” nhưng thực tế thì có rất ít người có cơ hội chiêm ngưỡng loài động vật “sách đỏ” này. Cóc tía Bombina maxima phân bố ở độ cao trên 2000m ở đãy núi hùng vĩ Fanxipan

Lan hài hồng Paphiopedilum delenatii giai thoại đẹp về tình yêu

Trong hàng trăm giống lan thì giống lan Hài Paphiopedium được tìm thấy vào cuối thế kỷ thứ 18 và có khoảng 80 loài lan hài phân bố ở châu Á. Việt Nam có khoảng 20 loài với nhiều loài đặc hữu, (chỉ mọc tại Việt Nam) với vùng phân bố rất hẹp ở những nơi có độ cao từ 1000m trở lên ở các đỉnh núi đá vôi). Toàn bộ chi lan Hài Paphiopedium ở Việt Nam đều được đưa vào sách đỏ và Công ước quốc tế (CITES) để bảo vệ loài lan xinh đẹp này ở Việt Nam trong tự nhiên nhắm tránh bị tuyệt chủng...

Câu chuyện về loài chó sói rừng ở Việt Nam

Khám phá  và tìm hiểu đời sống hoang dã của những loài sinh vật trong tự nhiên, chụp những tấm hình đẹp về các loài sinh vật, để cảm nhận vẻ đẹp của chúng luôn là một đề tài cuốn hút với nhiều người không chỉ những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này. Mỗi một loài sinh vật có một hình thái, đời sống và cách thức tìm kiếm thức ăn, đấu tranh sinh tồn khác nhau. Tuy nhiên sự tồn tại và phát triển của muôn loài đều có sự cộng sinh và tương hỗ lẫn nhau trong chuỗi mắt xích sinh học...

Những bông hoa biết bay - kiệt tác của tự nhiên

Côn trùng được ví như những “bông hoa biết bay” vì chúng thường có đôi cánh và cơ thể với nhiều màu sắc sặc sỡ. Trong tự nhiên đây là nhóm động vật có số lượng loài nhiều nhất trên trái đất. Rất nhiều loài côn trùng đã được định danh và cũng còn quá  nhiều loài còn chưa được khám phá, công bố, đặt tên. Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hút hồn tiềm ẩn bên trong của đôi cánh. Mục những bí ẩn của thiên nhiên hoang dã của trang web Sinh vật rừng Việt Nam xin giới thiệu với các thành viên một số loài côn trùng đẹp ở Việt Nam...

Ficus sumatrana cuộc tình của kẻ bạc tình

Khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rơi để xua đi bầu không khi oi bức của muà khô - khô hạn trên khắp các cánh rừng miền đông Nam bộ. Làn hơi nước mát lạnh của cơn mưa đã làm chợt tỉnh những loài thực vật ngủ khô trong khu rừng, hàng ngàn loài thực vật khô khát đang thoả cơn khát, chúng chợt bừng tỉnh, những mầm non bất đầu nhú lên, những bông hoa đầu mùa cũng lung linh khoe sắc. Đâu đó trong khu rừng loài Đa bóp cổ cũng cũng lặng lẽ thực hiện chức năng mà tạo hoá đã ban tặng cho cuộc đời của loài thực vật này...

Chim tu hú - bà mẹ bạc tình và đứa con tàn ác

ất kỳ loài nào trong tự nhiên chào đời cũng đều xuất phát từ cái nôi mang nặng đẻ đau và chăm bẵm của đấng sinh thành. Một mai, khi tiếp nối vòng đời, các loài đếu được thừa hưởng những nguồn gen và tố chất làm bố/mẹ để yêu thương, để chăm chút cho những đứa con yêu dấu của mình. Thiên chức làm mẹ và chính tình cảm với đứa con là sợi dây gắn kết đẹp đẽ nhất mà tạo hoá đã ban tặng cho muôn loài. Nhưng loài tu hú (Endynamis scolopacea) được coi là vụng về...

Sắc màu thần chết của bóng đêm

Với hơn 200 loài rắn đã được tìm thấy và công bố ở Việt Nam trong đó gồm 22 loài rắn biển và 182 loài rắn sống trên đất liền đã cho thấy sự đa dạng không chỉ về số lượng mà còn chủng loại rắn phân bố khắp nơi ở Việt Nam. Rắn được xem như là loài động vật độc ác, qủi quyệt và chết chóc nhưng thực chất chỉ có khoảng trên dưới 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển. Số còn lại không phải là loài rắn độc hoặc ít độc đối với con người...

Thiên thần hay quỉ quái của tự nhiên

Cơn mưa chiều cuối mùa ào ạt đổ xuống dãy núi Dinh hùng vĩ, làn hơi nước từ đất bốc lên ngưng tụ tạo thành từng đám sương mù đặc quánh bao bọc các sườn núi. Nhìn từ xa dãy núi như được cuốn bằng chiếc khăn quàng trắng nổi bật giữa một màu xanh nhạt màu. Nơi đây trước kia là cánh rừng thường xanh bát ngát một màu xanh trải dài gần như bất tận, giờ đây các sườn núi trơ trọi chỉ còn vài cây gỗ nhỏ và đám bụi thấp lè tè. Những tảng đá mẹ trắng toát, thi gan cùng...

Trúc đen loài thực vật cần bảo tồn

Ở Việt Nam, tre trúc là loài cây có giá trị to lớn về nhiều mặt, cả về kinh tế, xã hội và văn hoá. Tre trúc là nhóm lâm sản ngoài gỗ có thể xếp thứ hai sau gỗ.
Trong Sách Đỏ Việt Nam năm 1996 và năm 2007 của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường: Loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro, 1868) mới được phát hiện và đem trồng làm cảnh ở Việt Nam trong một số năm gần đây. Trúc đen có dáng, màu sắc đẹp, lạ nên đã và đang trở thành một cây cảnh triển vọng...

Sát thủ thú rừng hoàn lương

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, khi mà những cánh rừng thuộc Mã Đà (nay là khu BTTN Vĩnh Cửu) còn hoang sơ và nhan nhản những loài gỗ quý hiếm cùng rất nhiều loài động vật hoang dã sinh sống thì cả gia đình Bé Hai sống sung túc nhờ vào nguồn tài nguyên trù phú này. Ngoài việc săn thú để cải thiện cho bữa ăn gia đình thì hầu hết những con thú lớn săn được đều đem bán lấy tiền mua nhu yếu phẩm. Guồng quay mưu sinh của gia đình Bé Hai cứ diễn ra đều đặn: ngày đi làm rẫy, đêm săn thú rừng để cải thiện cuộc sống gia đình...

Những kẻ tàng hình trong thiên nhiên

Đây là một ví dụ minh chứng rất điển hình về khả năng ngụy trang trong thiên nhiên hoang dã trong cuộc đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giồng. vì nếu bạn nhìn thẳng vào tấm ảnh này bạn cũng khó có thể nhận ra một loài côn trùng thuộc họ sát sành Tettigonidae hay chỉ là một thân cây mục nát vì năm tháng ở vườn quốc gia Bù Gia Mập. Loài côn trùng này có khả năng ngụy trang tốt đến mức hầu hết các loài kẻ thù của nó không thể phát hiện ra nên nó có cơ hội trốn thoát. Nếu thị lực tuyệt vời của bạn trong khoảng cách 2m...

Bay trong đêm tối cùng chồn bay

Chồn bay có một đời sống sinh thái, thức ăn và tập tính hoàn toàn khác biệt với các loài khác. Nhằm thích nghi với đời sống leo trèo trên cây nên chúng có móng vuốt sắc nhọn để bám chắc vào lớp vỏ cây mỗi khi leo trèo tìm kiếm thức ăn. Do hoàn toàn sống trên cây, trên cành cây và hầu như không bao giờ xuống mặt đất cho nên nó di chuyển từ cây này sang cây khác bằng cách dương màng cánh da lượn trong trong không trung. Khả năng bay lượn của chúng ..

Những con rồng sót lại sau kỷ jura

Bên bức tường đá bạc phếch nhuốm màu thơi gian chàng nhông hàng rào đang chuyển sắc màu từ vàng sang đỏ rực như để khoe mẽ với cô nàng Nhông cái lẳng lơ bên dưới. Đe dọa kẻ thù và hấp dẫn bạn tình trong mùa giao phối bằng cách thay đổi màu sắc là tập tính thường thấy của động vật bò sát. Đây là loài rất phổ biến ở Việt Nam chúng ta có thể bắt gặp loài này ngay sau khu vườn, ven đường và ngay cả các lới đi trong công viên thành phố...

   
Trang
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này