Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

ĐIỀU DIỆU KỲ CỦA THẾ GIỚI CỘNG SINH LOÀI

Phùng Mỹ Trung - Phùng Nguyễn Trí Lâm - Web Admin

 

Quan hệ cộng sinh là một mối quan hệ sinh thái cực kỳ phổ biến trong các quần xã sinh vật trên đất liền, ao hồ và dưới đại dương. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hợp thành các dạng sống chính trên Trái đất và tạo ra sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú. Đối với những loài thực vật, việc hợp tác với các loài vi khuẩn hoặc nấm chính là những phương thức hữu hiệu để nảy mầm, phát triển. Các loài sinh vật hợp tác này thường là đối tác trung gian để thu nhận các nguồn dinh dưỡng khan hiếm hoặc cũng có thể là lực lượng bảo vệ sinh vật cộng sinh khỏi các thiên địch hoặc loài gây bệnh bằng cách tiết ra các độc tố. Mối quan hệ hợp tác tương tự cũng diễn ra giữa thực vật và các loài côn trùng để chúng có thể chiếm cứ các ổ sinh thái với thức ăn từ các mô động thực vật khác nhau. Thông thường, mối quan hệ hợp tác này diễn ra ổn định qua các thế hệ. Một trong những mối quan hệ cộng sinh rõ nét nhất trong rừng mưa nhiệt đới Việt nam giữa thực vật và côn trùng là hai loài cây ổ kiến có tên khoa học là Hydnophytum formicarum. và Myrmecodia tuberosa

 

NHẬN DẠNG LOÀI DỊ THẢO
Cây ổ kiến Hydnophytum formicarum hay theo dân gian Việt Nam thường gọi Bí kỳ nam. (ở Việt Nam có 2 loài ổ kiến Hydnophytum formicarumổ kiến gai Myrmecodia tuberosa) Đây là loài thực vật phụ sinh, thân biến dạng thành củ. Phía dưới củ mọc ra những rễ nhỏ và phía trên mang cành lá, cành ngắn mập, màu nâu. Lá mọc đối phiến dày và dai hình trái xoan hoặc bầu dục, dài 6 - 9cm, rộng 2,5 - 6cm, gốc thuôn, đầu tù, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt. Lá kèm sớm rụng. Hoa không cuống, mọc tụ họp 4 - 5 cái ở nách lá, màu trắng. Quả nhỏ, hình trụ hơi dài, khi chín màu da cam.

 

 

 
Ổ kiến Hydnophytum formicarum – Ảnh: Phùng mỹ Trung
 
 
 
 
Ổ kiến Hydnophytum formicarum – Ảnh: Phùng mỹ Trung
 

 

MỐI LƯƠNG DUYÊN CÓ CÙNG LỢI ÍCH SỐNG CÒN
Ngay từ khihạt giống nảy mầm, bén rễ, bám vào sống phụ sinh trên các hốc cây hay các hốc đá, loài thực vật này đã có khả năng đi truyền từ hàng nhiều ngàn năm tiến hóa là tim cách cộng sinh với một loài kiến để cùng nhau phát triển trong thế giới sinh tồn đầy khó khăn của những loài sông bám. Những chiếc mầm non nhú lên cũng là lúc bộ rễ hút các dưỡng chất từ những tế bào chết, lớp mùn của cây chủ mà chúng sống bám. Để tồn tại những ngày đầu đời là một gian đoạn hết sức khó khăn  để rồi theo năm tháng phần thân của gốc được tích tụ các dưỡng chất và bắt đầu phình lên và cũng là lúc các dưỡng chất xung quanh cây bám phụ ngày càng cạn kiệt. Phần được gọi là củ giả đã tạo ra các lỗ nhỏ phát triển lớn dần theo thời gian. Để có được sự giúp đỡ lâu dài phần củ bắt đầu tiết ra một số chất dẫn dụ loài kiến sống gần đó kéo nhau đến thưởng ngoạn bữa ăn. Nhận thấy cuộc sống mới là một nơi có khả năng chú thân rất tốt cho bầy đàn, cùng nguồn thực ăn đảm bảo. Lũ kiến bắt đầu kéo nhau về làm tổ ở một nơi hoàn toàn lý tưởng vừa kín đáo vừa sạch sẽ này. Thế là cuộc sống cộng sinh bắt đầu và củ giả của cây ổ kiến tiếp tục lớn nhanh tạo thành một nơi bảo vệ vững chắc cho loài kiến cư trú. Đáp lại ân nhân loài kiến cũng trả lễ bằng cách tiêu diệt các loài sinh vật, côn trùng lạ tấn công loài cây mà cưu mang mình. Tuy nhiên cuộc sống hai bên vẫn tiếp diễn cho đến khi bầy kiến phát triển với số lượng lớn và nguồn chất dẫn dụ của cây ổ kiến cũng cạn dần. Loài kiến cũng bắt đầu tổ chức đi kiếm mồi, tha về tố nuôi bầy và thế là một phần chất thải cũng như thức ăn thừa của loài kiến được “chia phần” cho cây cùng phát triển  trong ngôi nhà mơ ước của cả hai được hình thành một cách hòa hợp.

   
 
Ổ kiến gai Myrmecodia tuberosa – Ảnh: Phùng mỹ Trung
 

 

 

 
Ổ kiến gai Myrmecodia tuberosa – Ảnh: Phùng mỹ Trung
 

Tại sao không phải tất cả các loài kiến đều cộng sinh với cây ổ kiến mà chỉ có một vài loài mới có khả năng này. Những nghiên cứu về dược tính  từ cây ổ kiến Hydnophytum formicarum đã cho thấy cây ổ khiến không thể chấp nhận một số loài kiến đến chỉ mong tấn công phần lớp củ giả và dưỡng chất mà nó tiết ra. Hẳn nhiên nó chỉ cần những loài kiến cần sống cộng sinh, cùng có lợi trên cơ chế phát triển của chúng. Loài cây ổ kiến có thể đã sản sinh ra những loài chất độc mà chỉ có một vài loài kiến mới có khả năng ăn các chất dẫn dụ mà thôi.

 

TÁC DỤNG CỦA CÂY Ổ KIẾN ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

Theo kinh nghiệm của đồng bào Êđê ở Tây Nguyên, Ổ kiến được dùng làm thuốc chữa bệnh gan, vàng da, bệnh của phụ nữ sau khi đẻ. Ngoài ra, một vài lát ổ kiến đem giã nhỏ, hấp với đường cho trẻ uống để chữa ho. Để chữa thấp khớp, đau nhức gân xương, vết tụ máu bầm tím. Mặc dù loài này đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam nhằm bảo về nguồn gen quí hiếm và độc đáo trong kho tàng thiên nhiên của chúng ta. Tuy nhiên nạn khai thác dùng làm thuốc quá mức nên cây vốn hiếm gặp, lại bị thu hái buôn bán. và số lượng ngày càng bị giảm sút.  Nhằm bảo vệ loài thực vật kỳ bí này rất cần những bàn tay của cộng đồng chúng ta trong việc bảo vệ không chỉ với loài thực vật này mà còn cả những loài khác đang chung sống trong căn nhà thiên nhiên hoang dã Việt Nam

 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này